Báo động tình trạng HS-SV vi phạm pháp luật

Trong gần 3 năm từ 2011 đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng đã có gần 5.000 học sinh, sinh viên (HS-SV) bị kỷ luật buộc thôi học. Nếu trong năm 2011 có hơn 1.000 trường hợp thì năm 2012 tăng lên 3.000 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2013 có 300 trường hợp.

Đó là số liệu được công bố tại hội nghị "Công tác phối hợp quản lý, giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong HS-SV trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2013" do Công an TP tổ chức ngày 14/8. Các lỗi vi phạm dẫn đến bị đuổi học thường liên quan đến việc học tập, thi cử, sử dụng văn bằng giả, đánh nhau, trộm cắp tài sản, tệ nạn xã hội... 

Báo động tình trạng HS-SV vi phạm pháp luật - ảnh 1
Bị cáo Đinh Nhật Duy (sinh năm 1989, quê quán ở Bình Định, sinh viên trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Miền Trung đóng tại Đà Nẵng) bị TAND TP Đà Nẵng đưa ra xét xử do phạm tội giết người đối với bạn gái vì ghen tuông (Ảnh: HC)

Đáng chú ý, theo Công an Đà Nẵng, từ đầu năm 2011 đến nay, trên địa bàn TP xảy ra 931 vụ với 958 trường hợp HS-SV vi phạm pháp luật và theo xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Năm 2011 có 190 vụ với 186 trường hợp, năm 2012 có 458 vụ với 482 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2013 có 283 vụ với 290 trường hợp.

Trong đó, ngoài hành vi chủ yếu là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông còn có các hành vi xâm phạm tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, thậm chí giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm…

Các vụ việc liên quan đến tệ nạn xã hội như đánh bạc, cá độ, lô đề, sử dụng trái phép chất ma tuý... cũng gia tăng, có chiều hướng phát triển và lôi kéo nhiều HS-SV tham gia.

Thượng tá Trần Đình Mười, Trưởng phòng An ninh chính trị Nội bộ (PA83, Công an Đà Nẵng) cho biết, theo thống kê gần 3 năm qua thì số HS-SV vi phạm pháp luật trên địa bàn chủ yếu từ nơi khác đến Đà Nẵng học. Các HS-SV này do thiếu sự quản lý, giáo dục chăm sóc của gia đình, sống buông thả, ăn chơi đua đòi, dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo, từ đó dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp, gia tăng cả về số vụ việc lẫn tính chất và hậu quả. 

"Đặc biệt, hiện tượng lệch lạc về văn hóa tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận HS-SV có biểu hiện gia tăng thời gian gần đây. Qua việc tham gia diễn đàn, blog cá nhân trên mạng internet, đăng tải những nội dung thuộc về bí mật cá nhân, dùng lời lẽ thô tục đả kích, nói xấu, xuyên tạc, vu khống xúc phạm nhân phẩm một số bạn trẻ là HS-SV hiện đang học tại các trường, thậm chí có trường hợp xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của giáo viên như vụ việc đáng báo động xảy ra tại Đà Nẵng của trang Facebook “Bộ mặt thật của Hot teen Đà Thành” - Thượng tá Trần Đình Mười nói.

Bên cạnh đó, một bộ phận HS-SV không chịu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thích tự do, hưởng thụ ăn chơi đua đòi, lười biếng, có lối sống thực dụng, ích kỷ và không đủ bản lĩnh trước những hành động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự lôi kéo của bọn tội phạm.

Ảnh hưởng của "web đen", phim ảnh, băng đĩa hình, sách báo có nội dung kích động, bạo lực, tình dục cũng tác động đến sự phát triển tâm lý, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách, đạo đức của các em và dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo và các tệ nạn xã hội…

Trong khi đó, theo Công an Đà Nẵng, các nhà trường chủ yếu chỉ mới quan tâm đến việc đào tạo, giáo dục về chuyên môn. Công tác giáo dục về kỹ năng sống, tuyên truyền pháp luật còn hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chất lượng; các hoạt động trong các hội đoàn thể nhà trường chưa thật sự tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực thu hút đông đảo HS-SV tham gia. Nhiều gia đình lại thiếu quan tâm tới con em mình, không để ý đến tâm lý, sinh hoạt của con cái hoặc nuôn chiều quá mức, phó thác cho nhà trường và xã hội…

Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an Đà Nẵng dự báo tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên và HS-SV trên địa bàn TP trong thời gian tới còn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều này khiến việc phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật trong độ tuổi này trở nên quan trọng và cấp bách.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, vấn đề đặt ra đối với các ban, ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường và lực lượng công an là phải tăng cường hơn nữa công tác phối hợp quản lý, giáo dục, khuyên răn... thực sự chặt chẽ, linh hoạt nhằm giúp HS-SV tránh xa các tệ nạn xã hội để hạn chế đến mức thấp nhất việc các em có các hành vi vi phạm pháp luật.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !