Bánh chưng thơm lừng ngày 30 Tết
Các gia đình thường gói bánh chưng vào ngày 29 hoặc 30 Tết |
Bánh chưng được xếp vào nồi lớn và đun liên tục trong khoảng hơn 10 tiếng. |
Khi luộc bánh chưng yêu cầu phải liên tục đều lửa, về sau bánh sôi kỹ thì giảm lửa dần chứ tuyệt đối không tắt bếp. Công đoạn luộc bánh suốt nhiều tiếng này đã trở thành kỷ niệm của biết bao thế hệ người Việt. Cứ Tết đến là mọi người lại muốn quây quần bên bếp lửa trông nồi bánh chưng đang sôi, có khi là vùi vào than củ khoai, bắp ngô chờ chín... Mùi bánh chưng quện cùng mùi củi khói có cái gì đó ấm áp lạ thường, như một hương vị của bản sắc quê hương. |
Người miền Bắc gói bánh chưng vuông và bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tày. |
Người miền Bắc gói bánh chưng vuông và bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tày. |
Sau khi luộc bánh chưng tới chín người ta sẽ vớt bánh vào chậu nước sạch để rửa. |
Sau khi luộc bánh chưng tới chín người ta sẽ vớt bánh vào chậu nước sạch để rửa. |
Những chiếc bánh chín sau đó sẽ được xếp lại gần nhau để chèn ép cho hết nước và dền chặt. |
Chiều 30 Tết, những chiếc bánh chưng đong đầy yêu thương đó sẽ được bày biện lên mâm cúng tất niên của mỗi gia đình người Việt Nam. |