Bận rộn vì Sochi, Nga "thất thế" ở Ukraine?

16 ngày diễn ra Olympics Sochi cũng là những ngày căng thẳng nhất ở Ukraine. Và Nga gần như bị đánh bật ra khỏi “sân sau” của mình trong suốt quãng thời gian này.

Tuyên bố sẽ không tham gia vào chính trường Ukraine, tuy nhiên, trong suốt quá trình từ khi diễn ra các cuộc biểu tình ở thủ đô Kiev, Nga vẫn thường xuyên có những động thái bên lề nhằm tăng cường sức ép lên chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych.

Ukraine có một vị thế địa chính trị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Nga. Từ việc lãnh thổ nước này có quan hệ mật thiết đến lịch sử của nước Nga, cho đến việc đường ống dầu mỏ và khí đốt của Nga tới Đông Âu đi qua Ukraine đều là những lý do khiến Nga không thể buông Ukraine.

Bận rộn vì Sochi, Nga

Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, người vừa được thả tự do hôm 22/02, tuyên bố bà có ý định tham gia cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới. Trong khi đó, Tổng thống Yanukovych đã bác bỏ những nỗ lực lật đổ ông và gọi đây là một cuộc đảo chính.

Vào tháng 12/2013, Nga mua lại của Ukraine khoản nợ trị giá 15 tỷ USD, trợ giá khí đốt cho quốc gia này ở mức 1/3 so với trước đây. Con đường kinh tế cởi mở này nhằm tránh cho Ukraine rơi vào vòng tay của Liên minh châu Âu. Câu chuyện về mâu thuẫn nội bộ ở Ukraine bắt đầu từ đây.

Chính bởi sự quan trọng của Ukraine, hầu hết các biến động ở thủ đô Kiev đều nằm trong tầm quan sát của Nga. Nga trước đó đã từng khẳng định không can thiệp vào nội bộ Ukraine. Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình đẫm máu diễn ra hồi đầu tháng Hai, Nga đã không thể im lặng và buộc phải đưa ra lời cảnh báo tới phương Tây (bao gồm Liên minh châu Âu và Mỹ) không nên can thiệp vào.

Biến cố ở Ukraine trở nên căng thẳng và đạt cao trào vào chính giai đoạn Nga bị “trói chân” vào sự kiện thể thao Olympics Sochi 2014. Tổng thống Nga Putin được cho là đã đặt cược tất cả uy tín chính trị của mình để đảm bảo sự thành công của thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử này. Chính vì thế, công tác chuẩn bị cũng như những công việc trong suốt kỳ vận hội mùa đông diễn ra, ông đã không thể phân tâm và có được những quyết định can thiệp nhanh nhạy và chính xác đối với vấn đề ở Ukraine.

Nếu như trước đó, Nga từng ghi điểm ngoạn mục trên trường thế giới với sự can thiệp sắc bén trong sự kiện vũ khí hóa học ở Syria hồi cuối năm 2013, thì tại Ukraine, Nga hoàn toàn bị che mắt bởi Sochi 2014.

Bận rộn vì Sochi, Nga

Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych có mối quan hệ rất thân thiết với Nga và việc ông buộc phải rời bỏ ghế lãnh đạo Ukraine là một thất thế của nước Nga.

Chỉ trong 16 ngày diễn ra Thế vận hội, Ukraine từ biểu tình có tính bạo động trở thành một cuộc chiến chớp nhoáng và “thế cờ” hoàn toàn lật ngược từ chiến thắng dành cho Nga trở thành nước chiếu có tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu.

Trong quãng thời gian nửa tháng ngắn ngủi, Ukraine biến thành chảo lửa, Tổng thống thân Nga Yanukovych đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát đất nước. Việc Thủ tướng Mykola Azarov đã dọn đường cho phe đối lập Ukraine có nhiều quyền hơn trong quốc hội. Điều này đã thể hiện rất rõ trong 3 ngày cuối cùng của cuộc chính biến ở Kiev.

Chỉ với 3 ngày, quốc hội Ukraine đưa ra những quyết định quan trọng một cách chóng váng: Thông qua thỏa thuận ngừng bắn, khôi phục lại hiến pháp năm 2004, thả tự do cho cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko và quan trọng nhất là phế truất Tổng thống Yanukovych, đề cử một tổng thống tạm quyền. Hôm nay (23/2), quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu bầu tân Chủ tịch Aleksandr Turchinov làm tổng thống lâm thời của nước này.

Ngay lập tức khi vừa nhậm chức, chính quyền lâm thời Ukraine không ngần ngại ngả theo phương Tây. Đây là một cú đánh mạnh mẽ vào chiến thắng còn rất mới mẻ cách đó không lâu của Nga về niềm tin sẽ kéo được Ukraine vào Liên minh thuế quan do ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan thành lập. Nga từng tin rằng, Liên minh thuế quan này có khả năng đối đầu với thị trường rộng lớn của Liên minh châu Âu.

Như vậy, Nga đã không kịp trở tay để níu giữ lại những cố gắng của mình trong suốt thời gian qua đặt vào Ukraine chỉ trong 16 ngày. Đêm bế mạc Olympic Sochi 2014 cũng là đêm mà chính quyền của Tổng thống Putin phải triệu hồi đại sứ Ukraine tại Nga để thảo luận về những bước đi tiếp theo của điện Kremli với Kiev.

Tuy vậy, không thể nói rằng Nga đã thua cuộc hoàn toàn trong việc kéo Ukraine về phía mình. Trên thực tế, có thể nói đây chỉ mới là “màn khởi đầu” cho một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Ukraine giữa Nga và Liên minh châu Âu.

Việc Tổng thống Yanukovych bị phế truất có thể làm Nga mất đi lợi thế ở Ukraine, nhưng không có nghĩa là Nga không còn nước cờ nào nữa.

Nếu như phương Tây giành được sự ủng hộ của người dân ở vùng phía tây, nơi tập trung số dân nghèo khổ Ukraine thì Nga lại chiếm được thiện cảm của vùng phía đông, nơi tập trung các cư dân giàu có và có mối quan hệ thân thiết với Nga.

Không phải ngẫu nhiên mà hiện Tổng thống bị phế truất Yanukovych tới thành phố Kharkov. Đây là căn cứ địa chính trị của ông ở phía đông bắc đất nước, giáp với Nga. Ông tới đây để tìm kiếm sự ủng hộ của vùng đông nam, bao gồm cả vùng tự trị Crimea – vùng đất có nguồn gốc gắn chặt với nước Nga.

Ngoài ra, những tính chất lịch sử gắn kết lâu đời với Nga, Ukraine khó có thể kết thúc những bế tắc chính trị vào thời điểm này. Phần đa người Ukraine vẫn sử dụng tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai của mình, việc ngả hoàn toàn theo phương Tây vẫn là điều khó có thể kết luận ngay lập tức.

Các nhà quan sát cho rằng để đáp ứng lại với thái độ thân phương Tây của chính phủ lâm thời Ukraine hiện nay, Nga có thể hủy bỏ các quyết định hỗ trợ xóa nợ và tăng giá khí đốt. Bước đi này có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế rất mỏng manh hiện nay của Ukraine. Ngoài ra, thay vì “đỡ lưng” cho Tổng thống Yanukovych, Nga có thể thuận vào tình thế địa chính trị phân chia hai vùng rõ rệt của Ukraine để tác động lên những người ủng hộ ông. Nếu thực sự kịch bản này xảy ra, Ukraine sẽ rơi vào một cuộc nội chiến không có hồi kết.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !