Bản quyền World Cup 2018 được “giải cứu” như thế nào?

Sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn là chất xúc tác quan trọng giúp VTV dứt điểm thành công thương vụ mua bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam, chỉ đến khi thương vụ hoàn tất và được công bố chính thức, cái tên Viettel mới xuất hiện.

Phút bù giờ nghẹt thở của bản quyền World Cup 2018

Nếu câu chuyện bản quyền World Cup ở Việt Nam là một trận cầu thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp chính là bàn thắng phút bù giờ mang về chiến thắng ngẹt thở.

Khoảng 2 tuần trước, câu chuyện bản quyền World Cup bắt đầu “nóng” lên ở Việt Nam. Các tờ báo đồng loạt đưa tin VTV chưa đàm phán được bản quyền World Cup, giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh có thể vắng mặt tại Việt Nam lần đầu tiên sau 36 năm.

Nhưng mối lo lắng ở thời điểm ấy vẫn chưa phải quá lớn. Bởi cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng chưa sở hữu bản quyền World Cup. Người Việt cũng đã quá quen với giải đấu này. Suốt gần 3 thập kỷ qua, World Cup chưa từng vắng mặt ở Việt Nam. Phần lớn người Việt đều tin rằng World Cup sẽ trở lại như đã luôn như vậy suốt nhiều năm qua.

Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ. Sự phát triển vũ bão của công nghiệp bóng đá khiến giá bản quyền World Cup không ngừng tăng lên. Năm 2006, Việt Nam chỉ tốn 2 triệu USD để sở hữu bản quyền giải đấu. Con số ấy tăng lên 2,7 triệu USD và 7 triệu USD trong các năm 2010 và 2014.

Mức tăng giá phi mã của bản quyền World Cup tạo áp lực rất lớn lên VTV. Những tin đồn bắt đầu lan rộng. Người ta bắt đầu nói về một mùa Hè vắng bóng World Cup. Ngày 5/6, “quả bom” chính thức được kích nổ khi trưởng Ban thư ký biên tập Nguyễn Hà Nam (VTV) xác nhận quá trình đàm phán đang gặp khó khăn. Ông Nam tuyên bố VTV có thể lỗ tới 90 % khi thực hiện thương vụ và sẽ không mua bản quyền World Cup “bằng bất cứ giá nào”.

Với tuyên bố này, bức tranh về bản quyền khá u ám bởi người hâm mộ thấy VTV “đơn độc trong cuộc chiến” khi World Cup chỉ còn cách 9 ngày. Trên thực tế, ít người biết rằng câu chuyện bản quyền đã có phương án học theo mô hình quốc tế.

Các doanh nghiệp đã tham gia như thế nào?

18h30 ngày 8/6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua bản quyền truyền thông World Cup 2018 với FIFA. Thông báo của VTV kết thúc một quá trình đàm phán đã kéo dài suốt cả năm trời và vấp phải muôn vàn khó khăn. Thông báo ấy giúp Việt Nam trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới sở hữu bản quyền truyền hình World Cup.

Và vào thời điểm đó, 2 cái tên doanh nghiệp đồng hành cùng VTV chính thức xuất hiện: Vingroup và Viettel. Trong đó, Viettel lần đầu tiên lộ diện, còn Vingroup đã xuất hiện trước đó vào ngày 7/6 – một ngày trước khi bản quyền chính thức được ký kết.

Trên thực tế, việc các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp để đưa bản quyền World Cup về phát sóng là mô hình được tiến hành ở Thái Lan và Singapore trước đó. Tại Thái Lan, 9 công ty đã lập nhóm để đàm phán bản quyền World Cup 2018. Quỹ này do King Power - doanh nghiệp của ông chủ sở hữu CLB Leicester tại Premier League - đứng đầu. Tổng số tiền mà 9 công ty này bỏ ra để có bản quyền phát sóng World Cup 2018 rơi vào khoảng 1,4 tỉ baht Thái (khoảng 43,7 triệu USD).

Singapore cũng mua được bản quyền với giá 18,8 triệu USD bằng sự hợp sức của ba hãng truyền thông lớn là Mediacorp, Singtel và StarHub.

Ở Việt Nam, khi gặp với vấn đề với số tiền bản quyền ban đầu lên tới 15 triệu USD, VTV cũng loay hoay khi tìm đối tác để học mô hình của Thái Lan hay Singapore. Lý do là khác với các nước trong khu vực, VTV không thể trao đổi đủ quyền lợi thương mại tương ứng với số tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra. Để tham gia vào cuộc chơi này, doanh nghiệp đồng hành trước tiên phải chấp nhận “phục vụ cộng đồng” hay nói cách khác là không thể có được quyền lợi thương mại tương ứng với công sức và số tiền bỏ ra.

Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến World Cup, VTV đã tìm được một đối tác phù hợp – Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel). Công ty này sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ này

Sau những tháng đàm phán căng thẳng với Infront Sports & Media, vốn nổi tiếng là ít chịu nhượng bộ, cuối cùng, câu chuyện bản quyền World Cup 2018 đã được giải với sự góp mặt của Viettel và Vingroup vào phút chót.

Như vậy, mấu chốt của việc “giải cứu” bản quyền truyền hình World Cup năm 2018 không nằm ở trao đổi quyền lợi tương đương như những kỳ World Cup trước đó. Dù học theo mô hình quốc tế, việc “giải cứu” ở Việt Nam chỉ thành công khi VTV tìm ra những doanh nghiệp có tâm, luôn cam kết đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ xuất hiện vào phút chót, khi mọi việc đã hoàn tất và hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam chắc chắn được thưởng thức 64 trận cầu đỉnh của bóng đá thế giới.

Với câu chuyện về bản quyền truyền hình nói chung, đây là một mô hình mới, cần được nhân rộng trong thời gian tới với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp lớn, có tâm và ngay từ đầu. Cuối cùng, khán giả xem truyền hình sẽ là người được hưởng lợi khi mà có thêm nhiều “mạnh thường quân” quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.

Anh Thư

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !