Bài văn với ý tưởng quá độc đáo khiến thầy giáo cũng phải "xin"

Mới đây, trên blog dành riêng cho những người học văn, yêu văn xuất hiện bài văn được thầy giáo cho 8,5 điểm kèm lời phê "ý tưởng hay, gắn với yêu cầu thực tiễn, lập luận chặt chẽ" và trên cùng kèm dòng chữ "cho thầy xin bài này nhé".

Được biết, đề bài giáo viên cho học sinh như sau: "Ở các nước phương Tây, có một hoạt động rất thú vị là "Chiếc hộp thời gian" (time casule). Các bạn học sinh sẽ lựa chọn những đồ vật đặc trưng cho thời đại mình sống cho vào "Chiếc hộp thời gian" và chôn xuống đất.

Mấy chục năm sau, người ở tương lai sẽ đào "Chiếc hộp thời gian" lên, và nhờ đó có thể hiểu thêm về thời đại hiện nay. Em sẽ lựa chọn đồ vật gì để cho vào "Chiếc hộp thời gian"? Vì sao? Qua đồ vật ấy, em muốn gửi gắm thông điệp gì đến người trong tương lai? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình.".

Câu trả lời của học sinh là "một tấm ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ sẽ là một lựa chọn tốt nhất của tôi lúc này". Sau đó học sinh phân tích vì sao mình lại lựa chọn như vậy.

Câu trả lời của học sinh này được rất nhiều người đánh giá cao: "Sáng tạo trong mọi lĩnh vực, luôn luôn có sức hấp dẫn cho tất cả mọi người... Học sinh này trả lời rất thông minh. Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, bụi mịn khắp nơi, chặt phá rừng bừa bãi thì bức ảnh về thiên nhiên hùng vĩ đúng là rất đáng trân quý", một bạn đọc cho hay.

Bài văn của học sinh khiến thầy giáo cũng phải "xin". (Ảnh: Lê Phương Trí)

"Đề văn mà giáo viên đưa ra là dạng đề mở, kích thích và nhấn mạnh đến những sáng tạo, ý tưởng độc đáo của học sinh. Với những dạng câu hỏi này, thông thường giáo viên sẽ đánh giá cao câu trả lời và phân tích phù hợp chứ không phải là những câu trả lời đúng.

Trước đây, giáo dục của chúng ta hay đi theo lối mòn thi gì học nấy, người dạy và người học lấy thi cử làm mục tiêu cuối cùng để quy chiếu ngược lại nên dạy gì, học thế nào để đạt hiệu quả. 

Học sinh bị lâm vào cảnh, tả gì, viết gì phải theo khuôn mẫu. Tả cô giáo thì nhất định phải là: Mái tóc dài óng ả, đôi mắt bồ câu, đôi lông mày lá liễu, đôi môi cong cong, mỗi khi cười để lộ hàm răng trắng. Ít học sinh nào dám tả "hàm răng vàng khè của cô sau làn môi cong đỏ". Bởi thế, môn Văn vô hình đã trở thành nỗi sợ của nhiều thế hệ học sinh. 

Việc "mang bài học vào cuộc sống, đưa cuộc sống vào bài học" là kim chỉ nam để nhiều nhà xuất bản xây dựng bộ sách trong chương trình giáo dục phổ thông mới - đích đến của những tác giả làm sách trong chương trình giáo dục mới", thạc sĩ Nguyễn Phương Loan (trường Đại học sư phạm Hà Nội) đánh giá.

Được biết, sở dĩ trên bài kiểm tra này xuất hiện dòng chữ "cho thầy xin bài này nhé" là bởi thầy dạy văn có một Blog Chuyên Văn và những bài viết hay của học sinh thầy giáo này đều xin để đăng trên trang facebook này. 

Blog Chuyên Văn là nơi để giáo viên này thường xuyên đăng những nội dung ôn tập các bài học, trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh về văn học, phương pháp làm văn...

Hoàng Thanh
Từ khóa: bài văn bài văn của học sinh bài văn được thầy giáo cho điểm cao bài văn hay

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !