Bài thuốc chữa nam giới liệt dương, ít tinh từ chim sẻ

Thịt trứng và tiết của chim sẻ đều là những dược liệu quý, có công dụng bổ thận dương, ích tinh, rất hữu hiệu trong chữa chứng liệt dương và ít tinh ở nam giới.

Theo cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật), thịt chim sẻ được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là tước nhục, tiết chim là tước huyết, trứng chim là tước noãn.

Thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh dương, ích khí. Tiết chim có vị ngọt, mùi tanh, tính ấm, công dụng bổ âm, cường dương. Trứng chim có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, giúp bổ thận dương, ích tinh. 

Con chim sẻ - Hình minh họa: wikimedia.org

Thịt chim sẻ , tiết chim sẻ và chứng chim sẻ được cho là những bài thuốc hữu hiệu chữa chứng liệt dương, ít tinh ở nam giới.

Trong các tài liệu y học cổ truyền, thịt chim sẻ được ghi chữa suy nhược cơ thể, tạng phủ hư tổn, gầy yếu đoản hơi, nhất là người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm; phụ nữ sau khi đẻ mỏi mệt, đau lưng, ra khí hư và nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục

Công thức như sau: Lấy 5 con chim sẻ, vặt lông, mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch, nấu chín. Thêm vào một chén rượu, lại nấu một lúc nữa. Thêm vào 2 bát nước, 3 nhánh hành thái nhỏ, 2 nắm gạo tẻ đã vo sạch, nấu thành cháo, ăn đều mỗi buổi sáng. Có người còn dùng thêm nhộng tằm. Có thể dùng dưới dạng thịt chim tẩm rượu, nướng vàng.
Ngoài ra, theo tài liệu nước ngoài, thịt chim sẻ còn có công dụng chữa viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi và bệnh ho gà ở trẻ em với công thức: Chim sẻ (2 con), làm sạch, bỏ mật, cắt nhỏ, hấp cách thủy với 20g đường phèn. Ăn làm 1 lần trong ngày.

Tiết chim sẻ được dùng cho người yếu mệt, kém sinh lý, hay chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược. Công thức như sau: Cắt cổ chim, hứng hết tiết vào 1 chén rượu hoặc mật ong, khuấy đều rồi uống ngay. Uống mỗi ngày 1 lần, từ 10 đến 15 ngày. Nếu số lượng chim sẻ nhiều, có thể lấy tiết pha thành rượu bổ huyết chim sẻ (huyết điểu tửu) với tỷ lệ 10%. Rượu này còn có công dụng làm tóc đen trở lại, tay chân cứng cáp, sáng mắt. Lưu ý, người bị bệnh cao huyết áp không nên dùng bài thuốc từ tiết chim sẻ.

Trứng chim sẻ có công dụng chữa nam giới liệt dương, thận lạnh, ít tinh, phụ nữ huyết khô, khí hư. Ngày dùng từ 3 đến 5 quả trứng dưới dạng luộc chín hoặc rán vào sáng sớm. Dùng liền từ 2 đến 3 tháng. Dùng riêng hoặc phối hợp với mật cá chép, mật gà trống (mỗi thứ 1 cái) làm viên uống.

Một số bài thuốc có chim sẻ thường dùng ở Việt Nam và Trung Quốc :

Dùng ở Việt Nam

- Chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt, hay choáng váng: Chim sẻ (5 con), chim bồ câu (1 con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng (120g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang (4g). Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm.

- Chữa vô sinh ở phụ nữ, con gái huyết khô: Trứng chim sẻ luộc chín (40g) bóc vỏ, sấy khô, tán bột; thỏ ty tử 12g, phụ tử chế 4g thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Trộn lẫn hai bột hay sau khi trộn luyện với mật ong đã luyện làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, chiêu với ít rượu. Uống lúc đói.

Dùng ở Trung Quốc:

- Chữa xuất tinh sớm: Chim sẻ (12 con) làm thịt, bỏ ruột, thái miếng, ninh nhừ với đông trùng hạ thảo (6g) và gừng tươi (2 lát). Ăn trong ngày.

- Chữa thận hư, huyết kiệt, liệt dương, đàn bà lãnh cảm: Chim sẻ (5 con), làm sạch, bỏ ruột, tẩm rượu, cắt nhỏ; câu kỷ (20g), thỏ ty tử (10g), phúc bồn tử (10g), ngũ vị tử (6g). Tất cả sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Lấy nước sắc dược liệu nấu cháo với thịt chim. Thêm gia vị cho vừa khẩu vị. Ăn trong ngày

Nguyễn Liên/Vnn

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !