Bài học của CNN - Thị hiếu độc giả không phải là tất cả

Sự đeo bám thái quá vụ máy bay mất tích MH370 của CNN đã bị cả các chuyên gia lẫn độc giả phê bình và chế giễu không ngừng. Nhưng công bằng mà nói, CNN đã được và mất những gì?

Tại sao một chiến lược bị cả khán giả, các chuyện gia truyền thông và ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama dè bỉu lại có thể đem về lưu lượng truy cập tăng vọt cho CNN?

Câu trả lời rất đơn giản: Bởi vì khán giả muốn đọc

Bài học của CNN - Thị hiếu độc giả không phải là tất cả - ảnh 1

Chủ tịch của CNN tự tin với chiến lược của mình (ảnh: Getty Image)

“Tôi nghĩ rằng nếu mọi người muốn chỉ trích CNN đã đưa tin quá lố trong vụ máy bay mất tích, cũng tốt thôi. Những con số thống kê về lượng khán – độc giả của CNN đã cho thấy những gì mà CNN làm là đúng đắn”, Jeff Zucker, Chủ tịch CNN Toàn cầu nói với Mashable.

CNN đã sử dụng các hệ thống phân tích dữ liệu để theo dõi hành vi, sự quan tâm của người đọc online và khán giả trên TV đối với câu chuyện máy bay mất tích.Từ những kết quả đó, CNN đã quyết định “đeo bám” câu chuyện này, duy trì nó lên sóng nhiều và lâu dài hơn hẳn so với các hãng tin khác.

Bản tin đầu tiên của CNN về chiếc máy bay mất tích được xuất bản vào khoảng 8h tối, tính theo giờ địa phương, và ngay lúc đó, lượng xem trang của CNN đã tăng 150%, cả trên web tin tức và lượng khán giả xem video. 

Các phép phân tích dữ liệu cũng chỉ ra rằng những bài viết về MH370 luôn thu hút sự quan tâm vượt trội so với các nội dung khác trên cùng vị trí hiển thị và thời gian xuất bản.

Nếu câu chuyện chỉ dừng như vậy, điều đó không có gì đặc biệt: tất cả các báo chí đều có lượng độc giả tăng đột biến khi có sự kiện quan trọng diễn ra.

Nhưng CNN đã theo dõi và nhận ra rằng, trong những ngày tiếp theo, độc giả vẫn không hề có biểu hiện tỏ ra “ngán” với câu chuyện máy bay mất tích, ngược lại, họ muốn nhiều hơn, những bài viết liên quan đến MH370 vẫn tiếp tục có sức hút hơn hẳn. 

Vì vậy, CNN đã quyết định đeo bám câu chuyện trên, một cách thái quá.

KC Estenson, Tổng giám đốc của CNN Digital, cho biết “thành công” của CNN khi đưa tin về vụ máy bay mất tích là một ví dụ điển hình về việc sử dụng công cụ phân tích dữ liệu người dùng như một công cụ biên tập hữu hiệu.

“Chúng tôi xem xét các xu hướng của người dùng thông qua dữ liệu truy cập trên các nền tảng web, di động, nền tảng xã hội, video và cả từ các trang dẫn link thứ cấp về CNN để đưa ra quyết định về việc lập trình nền tảng và nội dung cho cả trang. Câu chuyện máy bay mất tích là ‘thành quả ngọt ngào bước đầu’ của chiến lược này”, Estenson nói.

Các công cụ mà CNN dùng, bao gồm Dataminr (giúp lọc, phát hiện tin trên Twitter), Outbrain (phân tích dữ liệu truy nhập theo thời gian thực trên nền tảng di động), Chartbeat (theo dõi độ hot của bài viết) và các công cụ khác như Optimizely và Moat… 

CNN đã sử dụng kết hợp tính năng của các công cụ để biết độc giả đang cần gì, muốn gì rồi không ngừng sản xuất tin bài ở nội dung đó, bất kể có bị kêu là “làm quá” đi chăng nữa.

Đã “đâm lao” sẽ quyết “theo lao”

Cách làm trên của CNN một mặt đem về một lượng độc giả nhất định nhưng khiến CNN phải “muối mặt” vì những lời chỉ trích và chế giễu. 

Bài học của CNN - Thị hiếu độc giả không phải là tất cả - ảnh 2

Tổng thống Mỹ lên tiếng chế giễu CNN vì đưa tin thái quá (ảnh: cba.ca)

Tổng thống Mỹ Obama trong một buổi dạ tiệc truyền thông hồi đầu tháng 5/2014 đã chế giễu các nhà báo CNN rằng “ngay bây giờ, họ vẫn tiếp tục nhiệt tình tìm kiếm (chiếc MH370) trên bàn giấy”. Câu đùa trên ngay lập tức khiến cả hội trường cười rộ và vỗ tay hưởng ứng, chỉ có CNN bị “ê mặt”.

Một số chuyên gia thực sự băn khoăn và đặt câu hỏi về “chiến lược” của CNN, thậm chí một số người nóng nảy như nhà báo Joe Klein của tờ TIME đã nói CNN đã bây giờ “trôi vào toilet”.

Nhưng, đáp trả tất cả, CNN vẫn “kiên định” đi theo chiến lược của mình.

“Nghề của chúng tôi là tìm kiếm những câu chuyện nổi bật nhất, đưa tin, tổng hợp và phân tích chúng cho độc giả của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi nào khán giả còn hứng thú với những thông tin về chiếc máy bay bị mất tích”, Andrew Morse, một nhân sự cấp cao của CNN cho biết.

“Đừng đánh mất mình”

Liz Spayd, cựu Thư ký tòa soạn của The Washinton Post lừng danh, cho rằng các công cụ kỹ thuật số giúp phân tích hành vi người dùng ngày càng có tiếng nói đáng kể trong báo chí. Từ cương vị một biên tập viên, cô cảnh báo sự cám dỗ khi các nhà báo chạy theo những con số biểu hiện thị hiếu của người đọc.

“Như tất cả mọi thứ khác trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết cân bằng. Thật đáng lo ngại khi một tờ báo đánh mất đi tôn chỉ, mục đích ban đầu của nó”, Spayd nói.

Bài học của CNN - Thị hiếu độc giả không phải là tất cả - ảnh 3

CNN bị mất điểm trong làng báo thế giới (ảnh Salon.com)

Ý kiến này không chỉ đến từ các chuyên gia, độc giả cũng đang có những phản ứng nhất định, chỉ khác là, có lẽ, theo một cách âm thầm hơn.

Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề xã hội Pew (Mỹ) cho biết, 1/3 độc giả cho rằng CNN đã đưa tin “quá lố” trong vụ máy bay MH370, mặc dù 1/2 độc giả vẫn cho rằng như thế là “vừa đủ”. 

Đồng thời, một báo cáo khác của YouGov, một hãng theo dõi thương hiệu, cho biết chỉ số tín nhiệm công cộng của CNN đã bị giảm nhẹ sau 3 tuần đưa tin vụ máy bay mất tích này.

Cuối cùng, thành công khi “ăn xổi” thường dẫn đến kết quả không mấy bền vững: chỉ số theo dõi kênh truyền hình CNN đã tụt về ngưỡng ban đầu sau khi MH370 “biến mất” khỏi màn hình của CNN.

Lê Hương (lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !