Bác sỹ quân y 27 năm chữa bệnh miễn phí

27 năm, ông Đoàn Tất Thắng (1927, trú thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, H. Núi Thành, Quảng Nam, nguyên Thiếu tá quân đội về hưu) vẫn chữa bệnh miễn phí cứu người.
Nhờ những kinh nghiệm ngành y học dân tộc từ năm tháng chiến đấu trong quân đội, đến thời bình, ông vận dụng những kiến thức đó để giúp dân.
Bác sỹ quân y 27 năm chữa bệnh miễn phí - ảnh 1

Ông Thắng cẩn thận ghi chép thông tin bệnh nhân.


Từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tình nguyện giúp nước bạn tại chiến trường Campuchia, ông Đoàn Tất Thắng vinh dự là 1 trong 15 chiến sĩ xuất sắc của Sư đoàn 307, Quân khu V ra Hà Nội gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 2000, ông được Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba...

Tham gia chiến đấu, ông vào đội đặc công nên có ít "vốn" hiểu biết về bấm huyệt và xoa bóp, giải mỏi. Ông từng làm công việc này cho đồng đội những lúc hành quân xa. Về thời bình, ông vận dụng những kỹ thuật này để giúp nhân dân. Đầu tiên là bà con, chòm xóm, ai bị trặc tay chân, đau lưng, mệt mỏi thì đến nhà nhờ ông giúp. Những người già yếu không đi được ông tìm đến tận nhà giúp đỡ mà không nghĩ đến một đồng tiền thù lao nào.

Ông Thắng tâm sự: "Thực ra tôi không phải là thầy, chẳng qua tham gia chiến tranh tôi có học lỏm chút ít kỹ thuật bấm huyệt. Bây giờ vận dụng để giúp đỡ bà con, ai có bệnh thì tôi giúp chứ tiền nong tôi không lấy". Tiếng lành đồn xa, mỗi năm có hàng trăm bệnh nhân của Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng đến nhờ ông chữa trị. Ai muốn ở lại chữa bệnh ông sẵn sàng sắp xếp chỗ ở tại nhà và đài thọ ăn uống.

Bệnh nhân đến đây được ông bấm huyệt, lể, xoa bóp hoàn toàn miễn phí. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần 1, 2 hôm là khỏi, bệnh nặng có thể điều trị một tuần. Ông kể: "Cách đây 5 năm, có một hòa thượng ở Cầu Mống bị tai biến, 7 năm nằm một chỗ không cử động được, nhờ tôi ra bấm huyệt khoảng 1 tuần bệnh tình có tiến triển, sau một thời gian kết hợp với tập luyện thì ông đi lại bình thường".

Bác sỹ quân y 27 năm chữa bệnh miễn phí - ảnh 2

27 năm chữa bệnh miễn phí cứu người.


Anh Nguyễn Văn Sơn (Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết: "Mình bị đau đầu, nghe mọi người giới thiệu nên vào đây nhờ thầy bấm huyệt và xoa bóp. 2 lần bấm huyệt mình thấy đỡ hẳn. Thầy không lấy tiền, chỉ dặn dò mình cách giữ gìn sức khỏe". Bệnh nhân nào nài nỉ lắm thì ông chỉ nhận gói trà, chai rượu cho họ vui. Ông luôn cẩn thận ghi lại thông tin bệnh nhân và cả số điện thoại để tiện liên lạc.

Ông Nguyễn Tấn Ý (đồng đội cùng đơn vị, vừa là hàng xóm) nói về ông: "Hồi chiến đấu, anh Thắng từng bấm huyệt xoa bóp cho tôi lúc hành quân. Nay ảnh lại vận dụng những bài học để làm việc thiện giúp dân, chất lính vẫn luôn còn trong mỗi chúng tôi".

Ông Thắng có niềm đam mê lịch sử Việt Nam kì lạ. Thời gian rảnh rỗi, ông sưu tầm các tờ báo rồi ghi chép, lưu giữ cẩn thận những thông tin sự kiện có liên quan đến lịch sử. Ông giải thích: "Ông cha ta đã hi sinh vì hòa bình thì điều mà chúng ta nên làm là luôn ghi nhớ công lao to lớn ấy. Tôi lưu lại không chỉ cho riêng tôi mà là cho con cháu, thế hệ trẻ sau này".

Tuổi đã cao, ai cũng khuyên ông an hưởng tuổi già thế nhưng ông vẫn lặng lẽ làm công việc trị bệnh giúp đỡ dân nghèo.

Theo Tuấn Zũ/cadn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !