Bác sĩ với trăn trở 'sửa chữa' khiếm khuyết bào thai

Hàng trăm đứa trẻ được can thiệp bào thai đều gọi “Mẹ Sim”, người mẹ thứ hai đã “sửa chữa” những bất thường từ khi còn nằm trong bào thai.


Những ngày cân não
 
Coi thai nhi là bệnh nhân, sửa chữa các khuyết điểm, chăm sóc đứa trẻ từ trong bụng mẹ là bước đi vô cùng mới của ngành sản khoa Việt, đưa chuyên ngành này tiệm cận với thế giới nhanh hơn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi TS.BS. Nguyễn Thị Sim, Phụ trách Trung tâm Can thiệp bào thai - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội về công tác can thiệp bào thai của trung tâm.
 
Nếu trước đây bị cạn ối hay hội chứng tuyền máu song thai thì sẽ phải đẻ non hoặc thai nhi có thể tử vong thì hiện tại đều có thể sửa chữa để các bé ra đời khoẻ mạnh. Để được thành công đó, hành trình nghiên cứu, học hỏi của chị và các đồng nghiệp đã làm như thế nào?
 
TS.BS. Nguyễn Thị Sim: Bản thân là bác sĩ nữ, khi sinh con lần đầu bị biến chứng băng huyết nguy hiểm tới tính mạng. Bé thứ hai thì phải sinh non vì cạn ối, nên tôi càng trăn trở mỗi khi gặp các trường hợp thai sản nguy cơ cao và luôn tìm mọi cách để tháo gỡ các nguy cơ cho họ. Hơn 12 năm công tác tại BV Phụ sản Hà Nội, tôi chứng kiến quá nhiều trường hợp sản phụ giống như mình, thậm chí có nhiều trường hợp còn bất hạnh hơn vì hỏng thai liên tiếp. Điều đó đã thôi thúc cho tôi và đội ngũ can thiệp bào thai cua bệnh viện phải làm sao có thể ứng dụng được các kỹ thuật cao trên thế giới để cứu các thai nhi Việt Nam.  

{keywords}
PGS Nguyễn Duy Ánh và TS Nguyễn Thị Sim thực hiện ca can thiệp bào thai đầu tiên. 


Năm 2017, Nhờ sự hợp tác của Sở y tế Hà Nội và Sở y tế APHP của Paris, cộng hòa Pháp, Ban giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã cử tôi sang Bệnh viện Necker - Bệnh viện sản nhi hàng đầu Châu Âu để học kỹ thuật cao về can thiệp bào thai về triển khai tại Việt Nam.
 
Dưới sự cầm tay chỉ việc của giáo sư GS Yves Ville – người khai phá ra can thiệp nội soi bào thai, tôi được đào tạo cầm tay chỉ việc từ chẩn đoán tới phẫu thuật, theo dõi phẫu thuật. Tất cả các lưu ý đó tôi đều được dạy dỗ cặn kẽ nên ngay khi về Việt Nam triển khai ca đầu tiên đã có thành công. 
 
Trong tương lai ngoài các kỹ thuật can thiệp bào thai đã thực hiện được, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội còn tiếp tục cử đội ngũ bác sĩ can thiệp bào thai đi học thêm nhiều kỹ thuật khác nữa để có thể cứu chữa được các bào thai đang mắc bệnh, để đưa y học bào thai của Việt Nam tiệm cận với mức y học bào thai của thế giới.
 
Từ trước tới nay việc động chạm vào buồng ối vẫn là điều cấm kỵ, khi triển khai ca đầu tiên, chị có áp lực gì không? 
 
TS Nguyễn Thị Sim: Tôi có 12 năm kinh nghiệm làm việc về chẩn đoán trước sinh tại Việt Nam nên khi tôi sang Pháp học tôi đã thực hành thành thạo siêu âm chẩn đoán bệnh lý thai nhi và đã có nhiều kinh nghiệm chọc ối. Nên việc đưa dụng cụ phẫu thuật vào buồng ối là không quá khó với tôi. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật sử dụng dụng cụ can thiệp bào thai chữa bệnh trên buồng ối, bánh nhau, trên dây rốn, trên thai nhi là hoàn toàn mới mẻ. Nhờ sự chỉ bảo ân cần của Thầy và đồng nghiệp bên Pháp, cùng với sự quyết tâm cao của mình, tôi đã vượt qua mọi rào cản để học cho bằng được kỹ thuật cao này. 
 
Khi về tới Việt Nam áp lực còn nhiều hơn nhiều vì mình phải ứng dụng kỹ thuật chữa bệnh cho các bệnh nhân của mình tại một phòng mổ mới, ekip phẫu thuật mới. Những ca đầu tiên, tôi cũng rất hồi hộp, mất ăn, mất ngủ. Nếu ca đầu tiên sai sót xảy ra thì sẽ là vết trượt không triển khai được ca sau. Rất may mắn là tôi đã được cả 2 người Thầy hỗ trợ trực tiếp khi thực hiện những ca đầu tiên, đó là GS Yves Ville và PGS.TS Nguyễn Duy Ánh. Điều này đã giúp tôi vững tin hơn và kết quả đã thành công như mong đợi. 

{keywords}
TS Sim và em bé được can thiệp cấp cứu từ trong bào thai. 

 
Hơn nữa để có được thành công như vậy, ê - kip can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội của chúng tôi đã hội chẩn cụ thể cho từng bệnh nhân bởi vì y văn không thể có quy trình chi tiết cho từng bệnh nhân, mỗi bệnh nhân sẽ đều được cá thể hoá. Có người có thể bị hội chứng truyền máu song thai giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 đơn thuần, nhưng có người kèm theo tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, dị ứng … Nên chúng tôi phải hội chẩn, tính toán rất kỹ làm sao đường mổ của mình an toàn nhất, đường vào sáng nhất có thể mang lại thành công cao nhất nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản phụ. Nhờ đó mà trong suốt 2 năm qua, tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong mẹ là 0%.
 
Từ Gia Lai, Nha Trang…. đi xe cứu thương ra Hà Nội 
 
Áp lực của chị rất lớn nhưng chắc chắn phía người bệnh họ cũng lo lắng vì tâm lý làm “chuột bạch”. Chị có thể chia sẻ cảm xúc về ca đó không? 
 
TS Nguyễn Thị Sim: Ca đầu tiên bệnh nhân được chẩn đoán có hội chứng truyền máu, chính bệnh nhân đã được bác sĩ của họ tư vấn cả hai ca sẽ tử vong tới trên 90% nếu không được phẫu thuật. Nên sản phụ và gia đình rất mong muốn chúng tôi phẫu thuật ngay cho họ. Tuy nhiên, khi giải thích rằng tỷ lệ phẫu thuật thành công cao nhất trên thế giới hiện nay cũng chỉ đạt 80 - 90 %. Lúc ấy, sản phụ cũng hoang mang vì họ sợ không thành công. Họ muốn bác sĩ chúng tôi cam kết tỷ lệ thành công 100% họ mới tham gia phẫu thuật. Đây là điều thực sự khó với cả ê - kíp. Khi đó, ê - kíp chúng tôi chỉ dám hứa sẽ cố gắng hết sức để chuẩn bị lên kế hoạch cho cuộc mổ thật kỹ càng và phẫu thuật tốt nhất cho bệnh nhân chứ không thể cam kết 100 %. 

{keywords}
Những em bé được sinh ra từ can thiệp bào thai. 

 
Lúc đó, bệnh nhân đã hiểu và quyết tâm thực hiện chỉ dẫn, phối hợp với bác sĩ để ca mổ thành công tốt nhất. Sau đó, dù nhà xa nhưng sản phụ làm theo hướng dẫn thăm khám, chăm sóc thai kỳ đầy đủ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đến ngày sinh. Cuối cùng họ lại chọn sinh tại Bệnh viện chúng tôi, và cũng do chính các bác sĩ của Trung tâm Can thiệp bào thai đỡ đẻ, mổ đẻ cho họ để được mẹ tròn con vuông. 
 
Nhờ những thành quả ban đầu, chúng tôi đã có thêm hi vọng về sự phát triển nền y học can thiệp bào thai ở Việt Nam. Từ đó, mỗi năm có hàng trăm thai nhi được cứu sống không chỉ ở miền Bắc mà cả ở miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Chúng tôi đã từng chứng kiến khi giãn cách do Covid-19 không có dịch vụ hàng không nên có bệnh nhân phải mất 2 ngày ngồi xe cứu thương từ Gia Lai, từ Nha Trang tìm đến với chúng tôi để được hỗ trợ can thiệp bào thai cứu chữa các em bé. Đây là sự ghi nhận, tin yêu của các bệnh nhân trên cả nước với Trung tâm can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chúng tôi. Do đó, chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để tỷ lệ thành công ngày càng cao hơn, để triển khai thêm ngày càng nhiều kỹ thuật can thiệp bào thai nữa.
 
Số kỹ thuật thực hiện càng nhiều, khả năng cứu sống, sửa chữa bào thai bất thường trong túi ối càng lớn, trong tương lai chị có thể bật mí thêm một số kỹ thuật mới?
 
TS Nguyễn Thị Sim: Bào thai có nhiều bệnh, mỗi bệnh có một phương pháp khác nhau. Ví dụ bào thai bị bệnh màng phổi thì phải dẫn lưu màng phổi cần phối hợp với bác sĩ gây mê, gây tê làm sao để thai nhi thật tốt. 
 
Bào thai có thể bị bệnh lý về tim, thoát vị hoành… cần có chuyên gia tim mạch làm việc cùng. 
 
Trong tương lai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ xây dựng một mô hình liên chuyên khoa với các ê kip không chỉ riêng ở bệnh viện mà còn các chuyên ngành sâu khác của bệnh viện khác như gây mê hoặc nhi để có thể cứu chữa các bé bị tim bẩm sinh từ ngay bào thai thay vì sinh ra mới mổ như hiện này.

Điều tôi mong muốn là làm sao để bệnh nhân có thể tới Trung tâm sớm nhất để được can thiệp kịp thời để hiệu quả cứu chữa được cao nhất. Vì có những ca khi vào với chúng tôi đã quá muộn. Tôi vẫn nhớ như in, có 1 bệnh nhân mắc song thai hội chứng truyền máu phát hiện muộn, đa ối cấp nên khó thở quá mới vào viện, lúc đó là 12h đêm. Đồng nghiệp có gọi cho tôi, tôi liền phi vào viện thì thấy cổ tử cung đã mở hết và chỉ ít phút sau ối vỡ hoàn toàn, không thể phẫu thuật cứu thai nhi được nữa, tôi thấy rất buồn và rất thương sản phụ.

Hiện nay, Trung tâm Can thiệp bào thai của Bệnh viện phụ sản Hà Nội là đơn vị công lập đầu tiên chuyên sâu đầu tiên về can thiệp bào thai trong cả nước. Trung tâm không chỉ thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật, thủ thuật can thiệp bào thai như truyền ối, phẫu thuật laser… mà còn điều trị can thiệp nội khoa chữa bênh cho thai bằng thuốc cho mẹ, nhất là những bà mẹ có bệnh lý sẵn trước mang thai hoặc mới mắc khi mang thai như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, bệnh di truyền…  

Vâng xin cảm ơn chị!  

Phương Thúy (ghi)

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !