Trong lần về Việt Nam gần nhất, Bác sĩ Phan Đình Hiệp gặp khá nhiều người có người thân của họ đang bị bệnh ung thư. Điều đó khiến anh lo lắng và bắt đầu chú ý đến các thông tin về thực phẩm bẩn. Và thực tế nằm ngoài sự tưởng tượng của anh!
Những hình ảnh thực phẩm bẩn ở Việt Nam đã làm vị bác sĩ Việt Kiều choáng váng.
Bác sĩ Phan Đình Hiệp là bác sĩ gia đình tại Melbourne, Australia. Anh trăn trở rất nhiều về câu chuyện thực phẩm bẩn ở Việt Nam. Trong lần về Việt Nam gần nhất, anh gặp khá nhiều người có người thân của họ đang bị bệnh ung thư. Điều đó khiến anh lo lắng và bắt đầu chú ý đến các thông tin về thực phẩm bẩn.
Anh thực sự bất ngờ về thực trạng đó và nỗi lo sức khoẻ của người Việt trong tương lai. Chính vì thế, anh đã thành lập group "Phản đối – thức ăn độc hại" và kêu gọi sự vào cuộc của các chuyên gia cũng như các bác sĩ trong nước để họ có thể chia sẻ những tổn hại tới sức khoẻ của cơn bão thực phẩm bẩn ở Việt Nam.
Xin chào bác sĩ Hiệp! Được biết anh tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, hiện đang sinh sống ở nước ngoài nhưng anh rất quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Khi anh thành lập group "Phản đối - Thức ăn độc hại", anh có thể chia sẻ lý do vì sao đang sống ở nước ngoài nhưng anh vẫn đau đáu về nỗi lo thực phẩm của người Việt?
Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Sau lần về thăm Việt Nam vào tháng 11/2015 cùng với hàng ngày làm công việc bác sĩ gia đình có nhiều bệnh nhân người Việt, nghe những sự đau khổ do bệnh ung thư mang lại cho những người thân của họ ở Việt Nam… mình tìm hiểu thêm và thấy là sự việc kinh khủng hơn rất nhiều, ngoài sự tưởng tượng của mình.
Với lương tâm của một bác sĩ, và dù sao vẫn là người gốc Việt nhìn về quê hương, trước thảm họa này mà không lên tiếng thì thấy không xứng đáng.
Đành rằng chưa làm gì cho đất nước, nhưng 6 năm học trường Y của Việt Nam cũng coi như là món nợ đối với quê hương mà mình cũng nên bỏ công sức ra làm. Điều này cũng sẽ góp phần để bảo vệ quê hương thứ hai (trong đó có bản thân) trước nguy cơ thảm họa này lan rộng (theo con đường toàn cầu hóa).
Bác sĩ Phan Đình Hiệp và cố giáo sư Tôn Thất Bách - Người thầy mà BS Phan Đình Hiệp ngưỡng mộ và có nhiều kỷ niệm thời sinh viên. Ảnh chụp ngày tốt nghiệp 14/9/1995
Qua quan sát từ góc nhìn báo chí truyền thông và thực tế các chuyến về thăm quê anh thấy vấn đề cốt lõi nhất của thực phẩm Việt Nam hiện nay là gì? Lỗi của ai, nhà quản lý – người sản xuất hay người tiêu dùng?
BS Phan Đình Hiệp: Lỗi chung hết, hầu như ai trong chúng ta cũng đều có lỗi. Tuy nhiên có 4 điểm mà tôi cho là cốt lõi:
a.Cơ quan công quyền điều hành còn hình thức và chưa quan tâm đủ.
b.Sự thờ ơ và vô cảm của người dân. Đa số dân, người nào lo người nấy, nhà nào lo nhà nấy… không dám đứng ra để kêu gọi thành một phong trào lớn. Tin tức mình xem lại thì đã từ những năm 2012… vậy mà chưa thấy một nhóm, một phong trào nào quy tụ lại để lên tiếng
c.Sự giả dối của kẻ gian và thiếu ý thức tập thể/hay sợ hãi của người tiêu dùng. Kẻ làm ăn gian dối thì đủ mánh khóe vì kẽ hở. Còn người tiêu dùng có biết cũng không dám đối phó, nghĩ cách phản kháng.
d.Bây giờ, với thông tin, truyền thông và chính quyền đã tuyên bố “Chống thực phẩm bẩn”, cái còn thiếu cốt lõi chính là Nhận Thức của Toàn Dân về vai trò của người dân trong việc đấu tranh cho An toàn thực phẩm.
Bác sĩ có thể chia sẻ một câu chuyện về an toàn thực phẩm ở Việt Nam mà anh ám ảnh nhất?
Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Mỗi câu chuyện chế biến giả, ngâm hóa chất và công nghệ thủ công rất mất vệ sinh đều dường như ngoài sức tưởng tượng của mình. Tuy nhiên góc ấn tượng nhất của an toàn thực phẩm ở Việt Nam đó là thái độ của một số bác sĩ đối với việc này.
Làm người thầy thuốc, phải có lương tâm và trách nhiệm, không chỉ là chữa bệnh cứu người mà phải cảnh báo. Nếu biết rằng thực phẩm không an toàn (tôi thậm chí phải dùng là từ độc hại bởi vì thông tin mà truyền thông chính thức cung cấp: thì không thể nói là không độc hay không hại được) vậy mà các thầy thuốc vẫn có thể thờ ơ được sao?
Tôi xin chia sẻ về những ngày đầu mở một group, kêu gọi tham gia của các bác sĩ cũng rất vất vả. Nhiều người có “uy tín”, “kiến thức” tôi đã gửi tin nhắn mời nhưng họ không tham gia.
Có lúc tôi nghĩ phải chăng những công việc chữa bệnh kiểu đón đầu, những thành công kiểu nổi đó có làm người ta quên đi trách nhiệm cơ bản của người thầy thuốc với cộng đồng không. Trong khi họ quan tâm đến những cái like trên trang cá nhân nhưng lại không thể bỏ tên cùng nhóm để ủng hộ. Ở đây, mình không nói đến người chưa quen dùng mạng xã hội hay không hiểu khái niệm nhóm facebook nhé. Cái này là ấn tượng rất “không đẹp” về Y tế và An Toàn Thực Phẩm ở Việt Nam.
Nhưng rất may, là nhóm được sự hỗ trợ tinh thần của rất nhiều các bạn đồng nghiệp y tế khác nên cũng đã vượt qua được khó khăn này.
Mối liên quan giữa thực phẩm bẩn và bệnh ung thư gia tăng đang là nỗi ám ảnh lớn nhất của người dân ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu “năng lượng” để sống người ta đành sống chung với nó đã tạo nên bức tranh gánh nặng bệnh tật trong tương lai. Là một bác sĩ ông có thể đưa ra giải pháp nào cho sức khoẻ người dân Việt hiện nay không?
Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Nếu nói đến giải pháp, thì chắc chắn là khá dài không thể nói hết trong phạm vi ngắn này. Tùy theo người mình đưa ra giải pháp là ai, hoàn cảnh và thời điểm nào. Mặc dù chúng ta biết đều có cơ quan chức năng quản lý an toàn thực phẩm nhưng lề luật, thực thi và cách thức xưa nay thường chưa được triệt để.
Cần nhất chính là người tiêu dùng có ý thức: Bảo vệ cuộc sống của mình và dũng cảm bảo vệ điều đó.
Anh có nghiên cứu nhiều về bệnh ung thư không? Bệnh ung thư ở Việt Nam theo anh có thực sự là”đại dịch” như báo chí nêu? Trong cuộc sống hàng ngày anh bảo vệ sức khoẻ cho anh và những người thân của mình như thế nào?
Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Tôi không nghiên cứu về ung thư nhưng tôi là bác sĩ gia đình, bệnh ung thư là căn bệnh mà bác sĩ gia đình không ai không gặp, có lẽ chỉ ít hơn các bác sĩ chuyên về ung thư thôi. Nhưng sau những tìm hiểu về thông tin từ cách nuôi trồng, chế biến, chuyên chở, bảo quản như người Việt chúng ta đang làm, việc sử dụng các hóa chất công nghiệp để tẩy trắng mực, làm vàng dưa cải muối…. thì thực phẩm đó có thể đưa đến hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chúng ta nên biết, ung thư không phải đến ngày một, ngày hai mà còn tùy thuộc vào độ tích lũy và khả năng đề kháng của mỗi cơ thể. Dù vậy, việc đưa vào cơ thể những hóa chất độc hại qua đường ăn uống này, chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cho người tiêu thụ… và trong đó ung thư là một hậu quả tất yếu.
Trong phần trò chuyện ở trên, anh có “trách” giới y khoa nước nhà, vậy anh có lời nhắn nhủ gì với các đồng nghiệp y khoa trong nước?
Bác sĩ Phan Đình Hiệp: Tôi chỉ xin nhắn đôi lời với các đồng nghiệp: Chúng tôi, những người xa quê hương nếu trên 5 năm, mà không để ý đến tin tức ở quê hương sẽ khó có thể ngờ là thảm họa công nghệ chế biến và thêm hóa chất độc hại vào thức ăn đã đến mức này.
Tôi thấy nhiều bác sĩ phát biểu thường lấy số liệu của WHO và Y giới quốc tế. Tuy nhiên, tôi phải nói WHO và ngành y ở các nước tiên tiến sẽ không có số liệu chính xác để nói việc “đầu độc” do con người gây ra.
Bởi làm sao mà có thống kê khi người ta không thể hình dung bỏ hóa chất công nghiệp vào thức ăn hàng ngày của con người một cách phổ biến như ở nước ta.
Chính vì thế, tôi cho rằng đã đến lúc y giới Việt cũng như các nhà lãnh đạo ngành y nên chung tay chống lại thực phẩm bẩn. Nên có nghiên cứu độc lập để thấy sự nguy hiểm của thực phẩm bẩn đang diễn ra ở nước ta với sức khoẻ người Việt.
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.