Bác sĩ tư vấn cách thoát hiểm hiệu quả khi bị bỏng

Có trường hợp bệnh nhân bị bỏng nhập viện điều trị, không còn cách nào khác, bác sĩ phải tháo rời từng đốt tay, chân của người đó. Vậy làm sao để vết bỏng được điều trị đúng cách?

Đó là khẳng định của Thiếu tướng, Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Năm khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet về một số sai lầm của người dân trong việc điều trị bỏng.

Khi xảy ra hỏa hoạn hay những tai nạn khiến người dân bị bỏng, về mặt khoa học, luôn cần bĩnh tĩnh để tìm phương án tốt nhất. Nhưng trong những trường hợp như vậy, rất ít người có đủ bình tĩnh để đối phó với nguy hiểm trước mắt.

Bác sĩ tư vấn cách thoát hiểm hiệu quả khi bị bỏng - ảnh 1
Thiếu tướng, Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia -  Lê Năm: Khi bị bỏng, người dân không nên dùng bất cứ thuốc gì để bôi, chữa trị khi không hiểu 
về nó. ẢNh NL

Bỏng là một tai nạn, nó có thể xảy ra trong bất cứ tình huống nào, thông thường khi bị bỏng, phần lớn bệnh nhân đều được sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện, tuy nhiên có trường hợp sơ cứu đúng nhưng cũng có những trường hợp làm hại bênh nhân.

Những kinh nghiệm sơ cứu làm hại bệnh nhân bỏng

Chia sẻ về những quan điểm sai lầm của người dân khi sơ cứu và điều trị bỏng, Thiếu tướng Lê Năm cho biết: Nhiều vùng quê, khi bị bỏng, người dân có thói quen lấy muối để xát vào vết bỏng hay lấy nước mắm, nhiều trường hợp còn lấy nước cà dội vào vết bỏng. Điều này rất có hại cho vết bỏng vì khi dùng muối sát vào vùng da bị bỏng sẽ càng làm cho vùng da bỏng bị tổn thương hơn, có thể làm hoại tử da. 

Nhiều trường hợp, người dân quan niệm dùng mỡ trăn, dầu cá hay mỡ lợn… bôi vào vết bỏng sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, dùng mỡ trăn, dầu cá bôi ngay lập tức vào vết thương là không tốt.
Đau lòng những ca bỏng nặng do thiếu hiểu biết

Trèo cột điện 500KV bắt chim, 2 học sinh bỏng nặng

Ôm con thơ lao qua biển lửa, mẹ con cùng bỏng nặng

Lý giải điều này, Thiếu tướng khẳng định: Khi chưa làm sạch vết thương mà bôi mỡ trăn, dầu cá, hay mỡ lợn… thì những vết bẩn sẽ khó lấy ra, gây nhiễm trùng vết bỏng. Thậm chí, khi dùng thuốc điều trị bỏng, thuốc sẽ không thể ngấm được qua được lớp dầu cá, mỡ trăn, mỡ lợn… đó. Lúc này, tác dụng điều trị của thuốc sẽ giảm nhiều.

“Mặc dù phương pháp này cũng có những kích thích mô hóa, phát triển da nhất định nhưng phải có thời kì và từng giai đoạn thì mới phát huy hiệu quả. Nếu bôi ngay lúc đầu khi bị bỏng sẽ không tốt vì dẫn tới tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, chất bẩn không lấy ra được hết, mà thuốc chữa trị  cũng không thấm vào được”.

Rất nhiều kinh nghiệm, quan niệm sai lầm khác trong sơ cứu nạn nhân bỏng như dùng nước cà, xà phòng, thuốc đánh răng… Chính vì vậy, khi bị bỏng, người dân không nên dùng bất cứ thuốc gì để bôi, chữa trị khi không hiểu về nó, TS. Lê Năm khuyến cáo.

Phải tháo rời đốt ngón tay, ngón chân vì dùng thuốc nam

Có trường hợp bệnh nhân bị bỏng nhập viện điều trị, không còn cách nào khác, bác sĩ phải tháo rời từng đốt tay, chân của người đó. Nguyên nhân là do trước đó điều trị bằng thuốc nam.

Chia sẻ về những trường hợp này, nguyên Giám đốc viện Bỏng Quốc gia cho hay: Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nặng hơn vì gia đình không biết cách sơ cứu và chữa trị theo phương pháp gia truyền. Một số thầy lang không hiểu biết về độ sâu của bỏng, chỉ thấy bỏng là dùng thuốc đông y bôi vào.

Bác sĩ tư vấn cách thoát hiểm hiệu quả khi bị bỏng - ảnh 2
Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu của người Thầy thuốc Nhân dân hiện lên vè xót xa mỗi lần tới thăm khám và chữa trị cho những bệnh nhân như thế này! Ảnh NL

Từng điều trị cho bệnh nhân này, TS Lê Năm kể lại: Trường hợp bệnh nhân vào viện trong tình trạng đắp thuốc đông y, khi điều trị đã phải tháo rời cả ngón chân, ngón tay. Bệnh nhân đó rất đáng thương!

Khi bỏng, đầu các ngón chân ngón tay bị phù nề, thuốc đông y tạo thành những màng, giống nhưng nhưng dây garo thắt lại, khi đó thì tay chân càng phù, mà càng phù lại càng bị thắt. Mạch máu không thể xuống nuôi các ngón chân ngón tay được nữa, vô hình chung nó sẽ bị hoại tử.

Điều đáng nói là không chỉ một trường hợp mà rất nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện điều trị đã phải tháo ngón tay, ngón chân ra vì dùng không đúng chỉ định và không biết cách dùng thuốc nam.

Thuốc bỏng gia truyền chưa chắc đã tốt. Một số loại thuốc gia truyền được tuyên truyền trong dân gian có thể có tác dụng với bỏng độ 2, độ 3, nhưng đối với bỏng độ 4, độ 5 những thuốc này có thể hại đời bệnh nhân, GS cho biết.

Phương thức sơ cứu hiệu quả không phải ai cũng biết

Chia sẻ về cách sơ cứu khoa học và hiệu quả nhất, GS Lê Năm cho biết: Nước có thể được xem là phương thuốc để cứu những nạn nhân khi bị bỏng. Tuy nhiên, phải sử dụng nước trong những phút đầu tiên sau khi bị bỏng. Vì  nhiệt độ gây bỏng ít nhất là 45 - 46 độ, khi dội nước vào thân thể thì nhiệt độ lập tức sẽ hạ nhiệt, khi đó, sẽ không gây bỏng cho da nữa.

Nếu như bệnh nhân bị bỏng nông thì phương pháp này sẽ tiến triển rất tốt, còn bị bỏng sâu thì hạn chế được mức độ nặng cho bệnh nhân. Đặc biệt, nếu dùng nước ở những giây phút đầu tiên thì ít khi bị bỏng sâu. Đây là phương thức hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết.

Bác sĩ tư vấn cách thoát hiểm hiệu quả khi bị bỏng - ảnh 3
Khi được sơ cứu kịp thời bằng nước, mức độ nặng của bỏng sẽ giảm xuống, tránh được những nguy hiểm đáng tiếc cho bệnh nhân. Ảnh NL

Nhưng dùng nước ở thời điểm đầu sau bỏng sẽ có hiệu quả đối với tất cả các tác nhân gây bỏng? Trả lời vấn đề này, TS. Lê Năm cho biết: Nước có tác dụng với bỏng do nhiệt, thậm chí cả bỏng do hóa chất, bỏng điện. Tuy nhiên, với bỏng điện thì phải ngắt được nguồn điện, đưa nạn nhân ra khỏi nguồn điện sau đó mới sử dụng nước.

Với các trường hợp bỏng, ngâm nước trong vòng 30 phút đầu sẽ rất tốt. Dù nước không sạch lắm cũng có thể ngâm để hạn nhiệt trước sau đó sẽ tìm nước sạch dội lên. Đặc biệt là bỏng axit, nếu còn nguyên quần áo, dội nước lên sẽ hòa loãng được axit. Điều này rất tốt cho nạn nhân.

Nói chung, trước khi đưa nạn nhân bỏng đến cơ sở y tế gần nhất, một phương tiện để cấp cứu bệnh nhân tốt nhất sau bỏng là đưa được bệnh nhân ra khỏi vùng bị bỏng và dùng nước dội hoặc ngâm mình vào nước, càng nhiều nước càng tốt.

Trường hợp bệnh nhân không may ngừng thở, thì phải sơ cứu bằng cách hà hơi, thổi ngạt cho bệnh nhân, xoa bóp tim ngoài lồng ngực để cho tim đập trở lại.

Đây là phương tiện dễ và hiệu quả nhất nhưng ko phải ai cũng biết. Vì trong dân gian cho rằng, nếu ngâm nước vết bỏng sẽ phồng lên. Nhưng sự thật, nếu phồng lên thì chứng tỏ vết bỏng nông, việc điều trị đơn giản hơn còn khi đã bỏng từ độ 4, độ 5 thì vết bỏng sẽ không phồng lên nữa.

Thiếu tướng, Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Năm

Bỏng là một tai nạn hay gặp nhưng có thể phòng được. Trong số những ca tai nạn do bỏng, trẻ em chiếm từ 40 – 60%, nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn của người lớn. “Mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết để phòng tránh cũng như sơ cứu nạn nhân khi bị bỏng, hạn chế xảy ra những hậu quả đáng tiếc”.
Lan Nguyễn

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !