Tai biến y khoa ở bất cứ hệ thống y tế nào, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, đều xảy ra. Nhưng đằng sau những tai biến y khoa ấy, bác sĩ Việt hầu như không biết “bấu víu” vào đâu.
Những câu chuyện đau lòng
Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, giới y khoa cả nước đau lòng vì câu chuyện của bác sĩ nội trú N.D.M. bệnh viện Mắt trung ương đã treo cổ tự vẫn sau khi nhỏ thuốc mắt cho bệnh nhân, bệnh nhân này bị bỏng giác mạc nặng. Lúc đó, người nhà kiện bác sĩ gây mù mắt cho bệnh nhân, bệnh viện đang tìm hướng giải quyết, còn báo chí đổ xô vào kết tội bác sĩ.
Bác sĩ M. đã tìm đến cái chết vì không có lối thoát. Dù cách tìm đến cái chết để trốn tránh dư luận và những lời kết án của người nhà bệnh nhân nhưng câu chuyện của bác sĩ M. trở thành bài học của các bác sĩ nói chung và bác sĩ bệnh viện Mắt nói riêng.
Bài học ở đây là cách ứng xử thế nào sau tai biến cũng như là kinh nghiệm rút ra cho lãnh đạo ngành y tế lúc đó để tìm ra những hướng đi mới, giúp bác sĩ vượt qua được dư luận khi có tai biến y khoa xảy ra.
Điều dưỡng trưởng Khoa Tim mạch Lồng Ngực Bệnh viện Việt Đức cũng đã từng chia sẻ về câu chuyện của đồng nghiệp mình cách đây vài năm. Đó là bác sĩ giỏi của bệnh viện, từng được mệnh danh như đôi tay vàng của ngoại khoa Việt Nam. Bao nhiêu năm trong nghề anh nỗ lực vì người bệnh, chưa xảy ra sự cố nào. Đến một ngày, anh mổ cho bệnh nhân, đã để quên bông gạc trong bụng bệnh nhân sau khi mổ.
Từ sau sự cố đó, người bác sĩ ấy rơi vào trạng thái sốc vì báo chí, dư luận cả nước cho rằng "bác sĩ vô trách nhiệm, bác sĩ làm ăn tắc trách".
Trước sức ép của dư luận, của người nhà bệnh nhân, người bác sĩ ấy đã bị sang chấn tâm lý nặng nề. Ông suy nghĩ nhiều, mất ngủ liên miên. Có những lúc ông nhìn đồng nghiệp mắt đỏ hoe như muốn giải thích với mọi người. Đồng nghiệp hiểu, cơ quan hiểu chỉ duy nhất bệnh nhân và dư luận không hiểu.
Trước sức ép của dư luận, anh đã gục ngã, vốn bác sĩ chữa bệnh cứu người, anh trở thành bệnh nhân nằm liệt giường, vĩnh viễn không thể cầm dao mổ lần nào nữa sau cơn tai biến. Đồng nghiệp tiếc thương người bác sĩ giỏi. Hầu như mọi người đều chia sẻ và đồng cảm với anh. Nhưng dư luận, người bệnh thì không hiểu và họ đè gánh nặng lên đôi vai của người bác sĩ.
Ai bảo vệ bác sĩ?
Sau tai biến y khoa, bác sĩ rất ít được bảo vệ
Có một bác sĩ từng nói “nghề bác sĩ là mong manh nhất”. Anh kể lại những đêm mổ cấp cứu cho bệnh nhân, ngoài việc chịu sức ép tâm lý về ca mổ phải thành công, phải cứu được bệnh nhân, bác sĩ còn đứng trước nỗi lo mã tấu, dao kiếm, xã hội đen đứng ngoài cửa phòng mổ chờ mình. Đó là những ca mổ cho những dân anh chị đấu đá nhau ở ngoài bị thương rồi đưa vào viện.
Môi trường bệnh viện vốn không an toàn bởi khách sạn, nhà hàng có thể từ chối cung cấp dịch vụ cho ai đó họ không muốn cung cấp hoặc cảm thấy thiếu an toàn, còn bác sĩ thì không. Họ không có quyền từ chối bởi thiên chức của họ là chữa bệnh, cứu người.
Nhìn lại đằng sau rất câu chuyện sự cố y khoa xảy ra, hầu như người bác sĩ phải chịu tất cả sức ép từ cơ quan, từ bệnh nhân, từ truyền thông. Không phải bác sĩ nào cũng có điều kiện thuê cho mình một luật sư để họ thay mình đứng ra “đấu tố”. Các bác sĩ chỉ biết làm nghề, đó là kê đơn, bốc thuốc, cầm dao mổ. Còn tranh cãi họ rất ngại.
Nhiều bác sĩ đã lên tiếng cần có một đơn vị đứng ra bảo vệ bác sĩ, như nghiệp đoàn nghề y, luật sư y tế. Tuy nhiên điều ước ao đó của những người mặc áo blue còn rất xa vời.
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.