Bác sĩ phát hoảng vì thập cẩm các loại thuốc đưa vào bụng F0

Bụng của mỗi F0 hiện nay là một nồi lẩu thập cẩm với đủ loại thuốc từ kháng virus, kháng sinh, kháng viêm, thuốc ho… đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng, vitamin…

Thập cẩm các loại thuốc đưa vào bụng F0

BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt- Nga (Bộ Quốc phòng) ái ngại trước tình trạng “bụng của mỗi F0 là một nồi lẩu thập cẩm” chứa các loại thuốc như hiện nay khi ông gặp F0 hầu hết uống “đủ loại thuốc” từ kháng vius, kháng sinh, kháng viêm, thuốc ho… đặc biệt là thực phẩm chức năng, các loại vitamin, trong đó có vitamin C.

“Người nhiễm Covid-19 chỉ cần uống vitamin tổng hợp, mỗi ngày 1 viên là đủ. Cần lưu ý người dân đảm bảo ăn tốt, ngủ tốt, vận động nhẹ nhàng, không đọc nhiều tin tức tiêu cực.

Các loại thảo dược, thực phẩm chức năng tăng đề kháng không dùng chả sao. Nếu ăn uống được, ăn đủ bữa, đa dạng món ăn thì sẽ tốt hơn nhiều đống lẩu thập cẩm nói trên”, BS Huy Hoàng nhấn mạnh.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Đáng ngại hơn, hiện xuất hiện tình trạng F0 cứ ho khan, đau họng là uống kháng sinh, thậm chí mấy loại kháng sinh cùng lúc. BS Hoàng cho biết, đây là việc rất sai lầm. Theo đó, F0 nếu xuất hiện đau họng do virus chỉ cần mật ong, giảm ho bổ phế thảo dược, hoặc là AlphaChoay.

“Nếu ho khan kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ thậm chí đau bụng thì ngoài dùng mật ong, bổ phế, chỉ cần dùng thuốc hoặc siro có 1 trong 2 thành phần: alimemazin hoặc diphenhydramin. Các bạn xem kỹ trong thành phần có 1 trong 2 loại này là được”, BS Huy Hoàng nhấn mạnh.

Bởi theo ông nếu lạm dụng kháng sinh ngoài việc ảnh hưởng gan-thận thì về mặt vĩ mô, lạm dụng kháng sinh sẽ khiến tình trạng kháng kháng sinh trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi kháng sinh không có tác dụng gì với virus. “Ho nhiều không "ăn xuống phổi" đâu mà sợ, viêm phổi do virus thì "bố kháng sinh" cũng chịu. Chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần, và phải có bác sĩ kê đơn, hướng dẫn”, BS Huy Hoàng hài hước lưu ý.

Ngoài ra, vị bác sĩ này cũng lưu ý, F0 cần cân nhắc việc có dùng kháng virus hay không. Hiện có Favipiravir đã được Bộ Y tế hướng dẫn đầy đủ về cách dùng, và Molnupiravir đang thử nghiệm nhưng sắp tới sẽ bán rộng rãi. Lưu ý các chống chỉ định. Nên dùng thêm bổ gan thảo dược.

“Nếu bị sốt thì hạ sốt, F0 nhớ bù đủ nước và điện giải. Bị ho khan thì giảm ho, ho có đờm thì nên hỏi bác sĩ. Trong trường hợp F0 mất ngủ dùng Melatonin và Magne-B6 và thảo dược an thần như Mimosa. Các triệu chứng khác, khi không bị Covid xử lý thế nào thì bây giờ xử lý y như vậy.

Bổ sung quá nhiều vitamin C, các loại thuốc bổ

ThS.BSNT Trần Bảo Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Quốc tế Hà Nội, tình nguyện viên tại Tổ cấp cứu Quận Nam Từ Liêm cho biết, trong quá trình hỗ trợ, tư vấn cho bệnh nhân F0 anh gặp khá nhiều tình trạng người bệnh do quá lo lắng, sợ bệnh chuyển nặng nên uống rất nhiều loại thuốc.

“Người bệnh mới chỉ ho sốt đã ra hiệu thuốc mua theo đơn, theo tư vấn của người bán mua… cả túi thuốc với list danh sách dài dằng dặc. Trong đó có các loại thuốc kháng sinh, các loại tăng sức đề kháng, các loại thực phẩm chức năng, và không thể thiếu vitamin C.

Người bệnh chỉ mới ho sốt không có nhiễm trùng không được khuyến cáo dùng kháng sinh, vừa lãng phí lại gây nhờn thuốc. Hay như uống quá nhiều loại thuốc bổ sẽ gây tình trạng mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, stress. Thế là lại nghĩ đó là triệu chứng của Covid-19 gây ra”, BS Bảo Khánh cho hay.

Chị H. A (Bắc Từ Liêm) là ví dụ điển hình. Lần lượt con gái, con trai, chồng rồi đến chị nhiễm Covid-19, chỉ còn duy nhất cậu con trai bé 5 tuổi chưa mắc. Một list danh sách thuốc ngay lập tức được chị gọi đến cửa hàng thuốc gần nhà đặt.

Các loại vitamin tổng hợp, vitamin C và thêm cả sâm nước được chị chia đều đặn cho cả nhà uống mỗi ngày ngoài ăn tăng cường các loại rau củ quả, uống nước cam. Khổ nỗi, chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường mỗi ngày, không vận động, chị A cứ ‘tỉnh như sáo'. 

“Tôi chỉ ho chút, không sốt nhưng rất khó ngủ. Khi hỏi bác sĩ quen thì mới thấy nguyên nhân do uống quá nhiều thuốc bổ, trong đó có nước sâm”, chị H. A cho hay. Không những thế, chị H. A còn được cảnh báo có thể bổ sung thừa vitamin C.

Chia sẻ với phóng viên, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, bổ sung đủ chất dinh dưỡng là một cách tốt nhất bạn có thể tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.

Việc bổ sung vitamin C với các F0 để nhằm cải thiện sức đề kháng, và đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể về mặt tế bào và các chỉ số liên quan.

BS Trương Hồng Sơn khẳng định, vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Hiểu được tác dụng của vitamin C, nhiều người đã chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng cách ngoài ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, quýt... còn cẩn thận bổ sung các viên uống vitamin C mỗi ngày. Điều này rất có thể dẫn tới khả năng thừa vitamin C.

“Trong khi đó, hiện có không ít quảng cáo thổi phồng về việc sử dụng vitamin C”, TS. BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.

Theo BS Sơn, nếu hằng ngày, bạn ăn rau và hoa quả là đã đủ lượng vitamin C cần thiết và không cần bổ sung thêm vitamin C bằng các viên uống thực phẩm chức năng.

Cụ thể, viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị lượng vitamin C dựa trên nhu cầu năng lượng khẩu phần ăn của từng nhóm người. Cụ thể: với phụ nữ trưởng thành trung bình cần 70mg vitamin C mỗi ngày, đàn ông trung bình cần 90mg/ ngày, phụ nữ mang thai và cho con bú cần một lượng vitamin C nhiều hơn. Lượng vitamin C tối đa mỗi người lớn không không nên vượt quá 2.000mg mỗi ngày.

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: 100g cam chứa 53,2mg vitamin C, trong khi cùng trọng lượng đó nhưng dứa chứa 47,8mg, xoài chứa 36,4mg.

Ngoài ra, vitamin C cũng có rất nhiều trong các thực phẩm khác như: Ớt chuông, Bông cải xanh, Dưa lưới, Bưởi, Kiwi, Khoai tây, Dâu tây, Cà chua...

'Ngoài ra, biện pháp dự phòng khác để ngăn ngừa virus, cảm cúm là chăm sóc bản thân. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách: ngủ đủ giấc mỗi đêm, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng, không uống các chất kích thích như caffein, rượu bia quá nhiều”, TS. BS Trương Hồng Sơn nhìn nhận.

N. Huyền  

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !