Bác sĩ kể chuyện phẫu thuật đưa ngón chân lên ngón tay
Để chuyển ngón chân lên ngón tay, các bác sĩ phải thực hiện vi phẫu mạch máu, thần kinh rồi đến chuyển gân, cơ, xương. |
Tai nạn cụt cả ngón tay cái: Làm gì cũng khó
Theo thông tin từ Bệnh viện Xanh Pôn, anh N.T.H, 25 tuổi trú tại Hà Nội bị tai nạn lao động nên ngón tay cái bị đứt lìa và cụt hẳn. Nhiều lần, anh tự ti vì không thể cầm nắm, hay làm các động tác tự sờ các ngón tay còn lại. Gia đình, anh H. nghe đến công nghệ phẫu thuật chuyển ngón tay. Anh H. đã đi một vài bệnh viện tìm hiểu về phương pháp này, anh quyết định đến Bệnh viện Xanh Pôn xin làm phẫu thuật đưa ngón chân cái lên thay thế ngón tay cái đã mất.
PGS Trần Thiết Sơn, người thực hiện ca phẫu thuật này cho biết đặc điểm của ngón tay cái là ngón chiếm 50% chức năng của bàn tay. Mất ngón cái coi như mất nửa bàn tay, rất khó cho sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người bị mất ngón tay cái, người ta nói có thể hi sinh ngón chân cái.
Thứ hai để chuyển lên bàn tay thực hiện chức năng giống như ngón tay cái. Nắm được tâm lý của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định thực hiện ca phẫu thuật này.
Phẫu thuật vi phẫu chuyển cơ quan rất khó
Các thành phần đó phải thống nhất nhịp nhàng mới hoạt động được như ngón tay cái. Ca phẫu thuật, bác sĩ đã thực hiện hai phẫu thuật chính vi phẫu mạch máu, thần kinh làm sao để chuyển bàn chân lên sống được.
Thứ hai là ca phẫu thuật làm sao phục hồi gân cơ để ngón tay vận động, cử động, xương đúng vị trí, tư thế thuận lợi nó sẽ đảm bảo được chắc xương cho ngón tay. Người phẫu thuật phải nắm được chỗ hoạt động một cách chính xác của ngón tay để đặt được khối xương hợp nhau, sau này việc cử động của bệnh nhân mới được chính xác.
Sau khi phẫu thuật để đảm bảo ngón tay cái mới có thể cử động, hoạt động được như ngón tay cái cũ, PGS Sơn cho biết việc tập luyện cũng rất quan trọng. Nếu không tập luyện ngay sau khi mổ thì ca phẫu thuật vô tác dụng. Ngón tay không thực hiện được chức năng như mong muốn.
Chính vì thế, các bác sĩ ca phẫu thuật liên tục yêu cầu bệnh nhân phải đảm bảo tốt việc phục hồi chức năng cho ngón tay. Đến nay, ngón tay của bệnh nhân này đã phục hồi tốt. Bệnh nhân có thể đối chiếu, cầm, nắm được.