Bác sĩ chỉ rõ 7 tai nạn trẻ thường gặp trong hè

Trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh bận bịu đi làm nên cần lưu ý, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ.
Bác sĩ chỉ rõ 7 tai nạn trẻ thường gặp trong hè - ảnh 1

Mùa hè, trẻ dễ gặp tai nạn thương tích vì bố mẹ đi làm

Vào những ngày hè, học sinh được nghỉ học ở nhà, vui chơi nhưng thường cha mẹ, các bậc phụ huynh vẫn bận bịu đi làm, không có người trông trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ từ một đến năm tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể bị các tai nạn trong nhà như dị vật đường thở, điện giật, phỏng, ngạt nước, uống nhầm, chấn thương,… Trẻ lớn hơn có thể bị đuối nước, ong đốt, rắn cắn,...

Sau đây là một số tai nạn thường gặp, quý phụ huynh cần lưu ý phòng tránh:

Dị vật đường thở

Trẻ ăn dưa hấu có hạt hoặc cắn hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ, ngay cả kẹo mứt… Đặc biệt khi trẻ ăn vừa cười giỡn hoặc khóc dễ bị dị vật đường thở. Phòng ngừa tốt nhất là không cho trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn có hạt này hoặc khi ăn phải lấy hết hạt ra.

Điện giật:

Do những chùm đèn trang trí trên chậu cây kiểng, nhang điện, đèn hào quang nhấp nháy ở các bàn thờ hấp dẫn trẻ đến tò mò, sờ mó nên bị điện giật. Phòng ngừa bằng cách hạn chế trang trí đèn nhấp nháy hoặc để xa tầm với của trẻ. Các ổ điện được che kín bằng các nút nhựa an toàn.

Phỏng:

Vào ngày hè, trẻ nhỏ ở nhà hay tìm hiểu thế giới xung quanh nên trẻ vướng phải các bình nước sôi, nồi canh nóng trên bàn hoặc kéo khăn bàn làm rơi đổ, gây phỏng trẻ. Cha mẹ cần hạn chế sử dụng khăn trải bàn hoặc phải cố định thật chắc để trẻ không thể kéo rơi đổ, tốt nhất có người giữ trẻ để không cho trẻ “phá” và không cho trẻ vào nhà bếp, để xa tầm với của trẻ các đồ vật, thức ăn uống đang nóng.

Ngạt nước:

Một số gia đình có hồ kiểng non bộ trong nhà gần chân cầu thang, trẻ có thể đến đó và té vào hồ hoặc vào buồng tắm nghịch nước, té vào xô nước hoặc bồn cầu gây ngạt nước. Tốt nhất không thiết kế hồ kiểng trong nhà khi gia đình có trẻ nhỏ, xô nước bồn cầu được đậy nắp hoặc không chứa nước. Trẻ lớn đi bơi ở sông suối, ngay cả hồ bơi không có người lớn đi kèm, theo dõi có nguy cơ bị đuối nước.

Uống nhầm, ăn nhầm:

Trẻ có thể bò, đi quanh nhà và vớ bất cứ thứ gì cho vào miệng chẳng hạn thức ăn trộn thuốc diệt chuột, côn trùng hoặc thuốc an thần, động kinh (phenobarbital, haloperidol...), đưa đến ngộ độc có thể ảnh hưởng tính mạng trẻ. Phụ huynh lưu ý không đựng hóa chất trong các chai nước giải khát hoặc các hóa chất phải để xa tầm với và tầm thấy của trẻ.

Ong đốt:

Trẻ đi chơi ngoài vườn, chọc phá tổ ong, bị ong bay ra tấn công. Phòng ngừa bằng cách phát quang xung quanh nhà, dạy trẻ không chọc phá tổ ong.

Rắn cắn:

Các trẻ ở vùng quê đi chơi ruộng đồng, vườn cây, rừng cao su... bị rắn cắn. Phòng ngừa bằng cách tránh sinh hoạt nơi có nhiều rắn rết hoạt động, mang giày cao ống khi vào rừng, vườn cây có nhiều lá khô - nơi rắn chàm quạp thường ẩn náu hoặc tránh leo trèo cây xanh - nơi có rắn lục xanh lưu trú.

Phòng ngừa chung nhất là luôn có người giữ trẻ, để ý trẻ và thiết kế trang trí ngôi nhà, môi trường trong nhà an toàn cho trẻ, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ mà quý phụ huynh cảm nhận, ý thức được.

BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc BV Nhi đồng 1/ Nguồn Pháp luật HCM

Nhiều tai nạn trẻ em dồn dập

Tuần qua, BV Nhi đồng 1 tiếp nhận bệnh nhi LTTD (tám tuổi, Đồng Nai) do bị rắn cắn ở chân phải. Người nhà bệnh nhi cho biết em ra vườn hái hoa và bị cắn, gia đình đã phát hiện và bắt được con rắn lục đuôi đỏ. Lúc nhập viện, bệnh nhi trong tình trạng sưng nề chân, đau nhức, chảy máu, xuất huyết da toàn thân... Bệnh nhi được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục cùng với điều trị hỗ trợ khác như thở ôxy, kháng sinh, dịch truyền.

Trước đó, BV Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi NT (năm tuổi, Tiền Giang) vì té xích đu, bị cọc tre đâm thủng trực tràng. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật nối lại đoạn trực tràng bị thủng, đồng thời tạo hậu môn tạm chờ vết thương trực tràng lành.

Theo các bác sĩ, kinh nghiệm mùa hè các năm trước cho thấy số lượng trẻ bị ong đốt, ngạt nước, rắn cắn và tai nạn giao thông là khá đông. Do vậy, phụ hunh cần trông coi con em cẩn thận.


1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !