Bà giáo 78 tuổi với lớp học "vừa dạy vừa dỗ" ở Hà Nội

Ở "lớp học linh hoạt" của cô giáo 78 tuổi, bạn bé nhất là 7 tuổi và người lớn nhất đã 35 tuổi nhưng đều mới đang tập viết, tập đọc.

Bà giáo yêu công tác xã hội.

Trầm ngâm dưới mái tóc đang ngả hai màu, bà Nguyễn Thị Côi (ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Năm 1994, khi đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi được biết UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Nhận thấy đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, tôi đã xung phong nhận lớp”.

Sau đó, bà giáo Côi đến từng nhà, từng phòng trọ vận động phụ huynh cho con em đi học. Đối với những em sống một mình trên thành phố, cô phải thông qua các nhà chủ trọ thuyết phục, nhờ cậy chỉ mong giúp các em có quyền được học tập vào buổi tối sau thời gian ban ngày đi làm. Những em lang thang cơ nhỡ, mỗi buổi tối sẽ bắt đầu học vào giờ muộn sau khi chúng đi làm về, tắm giặt và ăn uống.

"Phòng học khi đó là tại chính phòng trọ của chúng, không có bàn, không có ghế, chỉ lấy cái hộp đánh giày kê làm bàn. Trời mùa hè nóng nực với một căn phòng ngột ngạt nhưng không có lấy 1 chiếc quạt... tình trạng này tiếp diễn trong khoảng hơn 7 năm”, bà giáo nhớ lại.

Lớp học tình thương của bà giáo Côi ban đầu đã thu hút gần 50 em học sinh. Có những hôm mưa gió, các em không đi làm, không có tiền thì bà lại cho tiền ăn. Bà nhờ người bán hàng cho chúng ăn, rồi có khi nợ cả gần 1 triệu, họ lại vào hỏi bà để trả tiền ăn cho chúng.

Mang con chữ tới tứ xứ - những nơi tập trung tệ nạn xã hội không thể không gặp những khó khăn. Bà giáo Côi chia sẻ: "Hồi đó, chỉ có chiếc xe máy cũ đi khắp nơi, dạy cả bên xóm Liều, bãi Giữa…ở đây các gia đình rất phức tạp, có những gia đình thì bố mẹ đều đi tù, có gia đình thì chỉ có bà với 5 đứa cháu cách nhau tầm hơn tuổi một,…nên phải rất khéo léo trong việc dạy dỗ con cái họ để họ tin tưởng".

Mắt người giáo viên già bắt đầu hơi đỏ, khóe môi mỉm cười hằn vết chân chim trên khuôn mặt. Bà nhớ về cái lần bị lấy trộm bình ắc quy xe máy dựng tại lớp học và sau phải nhờ các em học sinh mua lại đúng chiếc bình đó từ một quán sửa xe mà chúng đã mang bán. Rồi những lần chúng đánh nhau, có khi cầm cả gạch, cả dao,.. nhưng rồi bà cũng đủ kiên nhẫn vượt qua, không bỏ những đứa trẻ bất hạnh này.

Sau 9 năm theo dự án của quận Hai Bà Trưng và bà Côi cũng đã nghỉ hưu, khi kết thúc, tưởng rằng bà sẽ thấy vui vì những gì mình đã làm. Nhưng không! Bà lại thấy day dứt...

Bà cho rằng cần phải dạy được nhiều đứa trẻ hơn. Vì thế, sau dự án, bà đã mở thêm lớp dạy miễn phí cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,  trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật bẩm sinh và trẻ thiểu năng trí tuệ. Hiện tại, bà mượn cơ sở dạy ở 2 địa điểm: thứ nhất là ở ngõ Giếng Mứt (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng) với 19 em; địa điểm thứ 2 tại nhà văn hóa Khu dân cư số 2 phường Tân Mai (quận Hoàng Mai) với 25 em.

Một lớp học nhiều cấp khác nhau

Bước vào lớp học, điều đầu tiên tôi thấy là các bạn học trò tìm chỗ ngồi của mình cùng với những câu nói đáng yeu như: “đây là lớp 1 chỗ chị, chỗ em lớp 2 bên kia” .

Thấy tôi ngạc nhiên, bà Côi mới giải thích rằng các em ở lớp học “linh hoạt” này sẽ được học một chương trình riêng tùy theo trình độ của mỗi bạn. Vì vậy, lớp được chia thành từng tốp: lớp 1, lớp 2, 3, 4… Cũng có khi thì các bạn lớp trên sẽ kèm các bạn lớp dưới nếu đủ khả năng.

Bảng chữ cái luôn phải ghi trên bảng và quanh lớp để các trò không bị quên.

Mỗi buổi tới lớp, cô giáo Côi luôn kiểm tra, chấm bài, gọi đọc. Nếu gọi các em lớp 1 đọc thì các em còn lại sẽ tập viết, tập tính rồi ngược lại. Tất cả các em đều được kiểm tra đạt đủ trình độ sẽ được lên lớp. Có những em học tới 10 năm mới viết thông thạo được. Có những em học phổ thông rồi hay có khi là em học 5 năm cấp 1 rồi đến với cô cũng mới bắt đầu học đọc viết, tính toán.

Anh Sơn (40 tuổi - bố của cháu Ngọc Vy 8 tuổi) cho hay: “Vy từng học ở trường Tân Mai nhưng em bị chậm và không thể tính toán nổi, tôi biết đến lớp của cô Côi 5 năm rồi. Tôi cho con bé học ở đây để cô kèm thêm đã 2 năm rồi, giờ thấy cháu mới tiến bộ, có thể tính toán được”.

Lớp học vừa dạy vừa dỗ

Một buổi học của “lớp học linh hoạt” thường sẽ diễn ra từ 8h30p – 10h30p, có khi là đến 10h45p. Lớp học này không quá quy định về giờ giấc mà thường thay đổi linh hoạt như cái cách linh hoạt mà bà Côi vẫn dậy bọn trẻ.

Chị L (phụ huynh của một bé trong lớp học) chị vẫn thường đợi con đến lúc tan lớp nên rất hay quan sát và cho biết rằng:

"Các em ở đây không học lâu được vì học lâu chúng sẽ quậy phá. Chúng như những cỗ máy dự báo thời tiết, lúc thế này, lúc thế khác. Có lúc ngồi học được một lúc lại quậy phá, có lúc nó chơi, nó hò nó hét, nghịch ngợm, đánh nhau. Cô rèn mãi mới được như thế này”.

Bà giáo Côi đến chỗ từng em để kèm cặp vì các em đều không tự giác trong việc học.

Các em ở lớp học hiện tại hầu hết đều khuyết tật thần kinh, tâm thần nên trong quá trình học tập giáo viên thường phải “vừa dạy vừa dỗ”.

Cô giáo kiêm người mẹ và y tá

Cứ đều đặn hàng tuần từ thứ 2 đến thứ 6, hình bóng bà giáo về hưu luôn xuất hiện ở  “lớp học linh hoạt” này. Ngoài việc học, cô còn dạy các kỹ năng sống cho các em từ việc: quét nhà, sân, nhà vệ sinh, rồi đến tắm giặt, phơi quần áo,… nhiều em đến đây bẩn cô còn tắm luôn cho. “Ban đầu chúng nó không làm, tôi phải rèn nên giờ chúng sẽ tự giác theo lịch phân công”, bà giáo Côi chia sẻ.

Tự giác trựcnhậtvà vào lớp khi "cô giáo" chuẩn bị đến.

Rồi có những lần có em lên cơn động kinh, chính bà giáo Côi sẽ là người sơ cứu để giúp em đó tỉnh lại; có lúc còn gặp những trường hợp phải mang qua viện, bà phải nhờ người dân xung quanh.

Bà Hòa - một người dân ở gần lớp học cho biết: “Ân cần chăm sóc những đứa trẻ, mà chúng còn là những đứa trẻ không bình thường như những đứa con của mình thì chẳng có mấy ai làm được như cô giáo Côi”.

Mỗi một học sinh trong lớp bà đều nắm bắt rõ từ hoàn cảnh gia đình tới tình trạng sức khỏe, khả năng học tập và quá trình phát triển của các em từ khi bắt đầu tới học.

Khi các em học sinh vẫn đang còn im lặng viết bài, bà mới lôi trong ngăn bàn những cuốn tập viết và giới thiệu với tôi "Đây là vở của em ban đầu mới vào" và mang so sánh với vở hiện tại của em ý, rồi lại tâm sự về hoàn cảnh gia đình Vy. Đưa mắt nhìn các em còn lại, bà chỉ từng em và nói qua về tình hình hiện tại của các em…

Vở tập viết của một em học sinh 24 tuổi lúc mới vào...

...và sau 3 năm cô giáo Côi rèn luyện.

Rồi chợt nhớ ra, bà nói: “À, hôm trước cô mới xin được 1 tấn gạo, riêng bạn lớn 24 tuổi ngồi bên cạnh em vì gia đình quá khó khăn cô đã chia cho 7 yến gạo, số còn lại cô chia cho các em khác”.

Mặc dù đã sang tuổi 78, dạy các lớp học xã hội miễn phí gần 25 năm nhưng bà giáo vẫn muốn cống hiến và không ngừng suy nghĩ về những đứa trẻ. Đến hiện tại, gia đình không cho cô đi xe đến trường vì sợ cô có tuổi, đi lại không may xảy ra chuyện nên cô đã chọn đi xe ôm theo tháng và vẫn đến lớp học đều đặn không một đồng công.

Phạm Ly/VietNamNet
Từ khóa: bà giáo 78 tuổi dạy trẻ mồ côi dạy học miễn phí lớp học đặc biệt Hoàng Mai Hà Nội Nguyễn Thị Côi

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !