Anh Tiêu 30 năm "đón bão, đợi mưa"

“Mỗi khi có mưa bão là thời điểm người vận hành hồ chứa phải tập trung cao nhất cho công việc, đối mặt với không ít rủi ro, nguy hiểm.
Tất cả những việc chúng tôi làm đều nhằm bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng người dân vùng hạ du và để công trình tích nước với công suất cao nhất phục vụ sản xuất, đời sống”. Đó là tâm sự của anh Nguyễn Văn Tiêu, Trạm Thuỷ nông Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Nguyễn Văn Tiêu, trạm thủ nông, đón bão, đội mưa

Anh Tiêu 30 năm

Anh Tiêu vận hành van cánh cống hồ Cấm Sơn.


Đi bộ hơn 40 nghìn km

Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Tiêu, đội quản lý, bảo vệ công trình hồ Cấm Sơn thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn khi anh đang rà soát toàn bộ công trình.

Dưới cái nắng như đổ lửa của trưa hè, trong bộ quần áo công nhân màu xanh, anh thoăn thoắt trèo lên chiếc thang sắt, kiểm tra cánh cống của tràn xả lũ tự động. Đôi tay khỏe khoắn, rắn chắc anh khơi thông vật cản để cánh cống không bị kẹt.

Thấy anh một tay bám thang, một tay vớt rác bên dòng nước xiết, có người nhắc “cẩn thận đấy”. Đưa tay quệt mồ hôi trên trán, anh đáp: “Với chiều cao tràn hơn 20 m, người nào không quen chỉ đứng nhìn từ trên xuống đã chóng mặt, có thể bị ngã xuống hồ. Còn tôi thì thành thạo rồi bởi ngày nào cũng leo vài lần”.

Anh Tiêu sinh năm 1965, quê ở Bắc Ninh. Đi bộ đội năm 1983, năm 1986 giải ngũ trở về địa phương. Từ năm 1987, chàng trai 22 tuổi bắt đầu công việc tại Trạm thuỷ nông Cấm Sơn và được giao nhiệm vụ tuần tra, vận hành hồ chứa, đến nay anh trở thành công nhân có thâm niên lâu nhất trong lĩnh vực này. Hồ chứa nằm ở vùng sâu, heo hút cách xa khu dân cư nên ngày đầu đến với công việc, ở giữa núi rừng hiu quạnh, sóng nước mênh mông, khiến anh không khỏi chạnh lòng, chán nản.

Anh Tiêu nhớ lại, hồi đó, phương tiện đi lại khó khăn, cả tuần, thậm chí cả tháng anh chẳng rời Trạm ra ngoài một lần. Mỗi tháng, Trạm phân công người đi về Công ty lấy lương thực phân phối mang lên cho anh em. Tối đến các anh lại tụ tập, đàn hát cho vơi đi nỗi nhớ nhà; thỉnh thoảng cùng nhau đi soi cua, hái rau rừng cải thiện bữa ăn.

Dẫn khách tham quan dọc thân đập và công trình đầu mối, anh Tiêu tâm sự, Cấm Sơn là một trong những hồ chứa có dung tích lớn nhất miền Bắc với gần 250 triệu m3 nước. Đây là công trình cấp quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng cung cấp nước tưới cho sản xuất của huyện Yên Dũng, Lạng Giang và một phần TP Bắc Giang; huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Trong trường hợp hồ xảy ra sự cố thì tài sản tính mạng của hàng nghìn người dân vùng hạ du bị ảnh hưởng. Bởi vậy, hàng ngày dù nắng hay mưa, từ sáng sớm anh cùng mọi người trong nhóm đi bộ hơn 4 km (cả đi lẫn về) kiểm tra tại đập chính, tràn xả lũ. Tính ra gần 30 năm trong nghề, anh đã đi bộ hơn 40 nghìn km.

Vào mùa mưa bão, các anh trực ban 24/24 giờ, cứ 2 tiếng phải đi kiểm tra toàn bộ công trình một lần, đồng thời đọc các thông số thủy văn để đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên. Trong cơn bão số 5, số 6 năm ngoái, mực nước hồ lên cao, vượt mức thiết kế, Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh yêu cầu đơn vị xả nước để bảo đảm an toàn. Thế nhưng, là người nắm rõ đặc thù công trình, anh cùng nhóm kỹ thuật, lãnh đạo đơn vị hội ý bảo vệ quan điểm giữ nước.

Anh Tiêu cho biết: “Thời điểm đó, mực nước sông Thương đang ở mức báo động III, nếu xả lũ sẽ gây ngập úng nhà cửa, thiệt hại tài sản của nhiều bà con vùng trũng. Tính toán kỹ các phương án, tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn, chúng tôi quyết định giữ nước chỉ xả lũ qua van kim mà không xả qua tràn sự cố. Nhờ vậy, mực nước trên hồ trong trường hợp không được bổ sung vẫn bảo đảm đủ nước tưới cho sản xuất đến hết năm 2015. Những diện tích do đơn vị phụ trách tưới không lo hạn nữa”.

Hễ mưa là mất ngủ

Gần 30 năm tuần tra, điều tiết, vận hành hồ chứa, anh Tiêu không nhớ là đã đi bao lần rà soát các hạng mục công trình. Từng cung đường, lối đi, các khe núi, bản làng quanh hồ anh đều thuộc. Đưa tay chỉ về phía những người đang tung chài kéo cá, anh nói: “Xung quanh hồ là người dân thuộc địa bàn bốn xã Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn và Cấm Sơn (Lục Ngạn) sinh sống. Họ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, cuộc sống trông vào tôm, cá từ hồ. Vì vậy, trước đây nhiều người vẫn lén lút ném mìn để đánh cá. Việc này rất nguy hiểm, nếu mìn nổ ở cự li gần có thể làm vỡ đập”. Do đó, cùng với việc tuần tra, anh còn đến các hộ xung quanh vận động không dùng mìn khai thác thủy sản. Nhờ vậy, tình trạng này đến nay giảm nhiều.

Theo anh, làm công việc này đòi hỏi tận tâm, tỉ mỉ. Nếu chỉ làm qua loa thì không thể phát hiện được các sự cố. Lương công nhân thuỷ lợi có lúc rất thấp mặc dù công việc khá nặng nhọc. Không ít lần đi tuần trong đêm chỉ với chiếc đèn pin vàng vọt giữa trời mưa xối xả, lối đi trơn trượt, anh bị ngã dúi dụi. Nhưng dù thời tiết có khắc nghiệt đến mấy cũng không khuất phục được bản lĩnh người lính. Anh bảo, làm gì cũng phải yêu nghề. Nói đến đây, anh Tiêu nhắc lời một bài hát với vẻ tâm đắc: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”.

Bao năm qua, đã thành phản xạ, hễ có mưa dù to hay nhỏ anh cũng thao thức, không ngủ được. Anh nói: “Khi mọi người tìm nơi tránh mưa bão thì chúng tôi lại bước vào thời điểm căng thẳng nhất. Đón bão, đội mưa kiểm tra công trình để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố đã trở thành việc bình thường”. Để chủ động cho công việc, anh trang bị cho mình chiếc đài nhỏ vừa làm bạn giữa đồi núi hoang vu, vắng lặng vừa để nghe tình hình dự báo thời tiết.

Tận tuỵ, nhiệt tình với công việc, anh Tiêu đã nhiều lần phát hiện kịp thời các sự cố như: Tổ mối thân đập, hư hỏng, sạt lở tại tràn xả lũ… Từ đó, anh cùng với đồng nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra sự cố lớn, góp phần bảo đảm an toàn công trình. Với anh dù có nhiều vất vả, nguy hiểm nhưng được chọn lại anh vẫn làm nghề này. Tình yêu nghề của anh còn truyền sang các con. Hiện người con trai cả của anh cũng đang theo học Đại học Thuỷ lợi (Bình Dương), chuyên ngành quản lý hồ chứa.

"Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm phê duyệt phương án bảo vệ hồ chứa cấp quốc gia bởi đây là công trình có dung tích lớn, đóng vai trò quan trọng; đồng thời tổ chức diễn tập bảo đảm an toàn hồ chứa cho nhân dân quanh vùng" - Anh Nguyễn Văn Tiêu

Theo Trịnh Lan/Báo Bắc Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !