Ảnh: Những tác nhân khiến Trái đất thay đổi
Theo đó, sự gia tăng các vụ cháy, lũ lụt, hạn hán, bão, nước biển dâng là một trong những hậu quả mà các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy khi Trái đất nóng lên.
Tờ Business Insider đã tập hợp một số hình ảnh chỉ ra những ví dụ rõ rệt về hiệu ứng khí hậu xảy ra trên khắp hành tinh. Không có sự việc đơn lẻ nào có thể chứng minh được hậu quả của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, tập hợp các sự việc, cùng hàng triệu sự kiện khí hậu khác liên quan mà các nhà khoa học đã theo dõi trong những năm qua đã minh họa một thực tế đáng ngại và cho thấy một tương lai thậm chí còn đáng báo động hơn rất nhiều.
Với nhiều người, điều hiện lên đầu tiên trong suy nghĩ của họ khi nghe đến cụm từ “nóng lên toàn cầu” là băng ở các cực tan chảy, tạo ra hồ nước màu xanh ngọc này ở bờ biển Budd thuộc Nam Cực. |
Các sông băng khắp nơi trên thế giới đang dần tan ra với tốc độ chưa từng thấy do Trái đất đang nóng dần lên. Đây là sông băng Perito Moreno ở Argentina và nó đang trải qua quá trình tan băng khó lường. |
Băng tan là một vấn đề lớn bởi nó liên quan đến việc mực nước biển dâng. Nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các loài động vật hoang dã tại các khu vực này. Gấu Bắc cực là nạn nhân trực tiếp của của biến đổi khí hậu ở Bắc Cực. Nó khiến cho các điểm trữ đông săn bắn của gấu tan chảy. Một vài con gấu – như con này – đã phải chuyển sang ăn thịt người và thịt của chính con nó. |
Một số tác động của biến đổi khí hậu ít rõ ràng hơn. Ví dụ, mùa đông năm ngoái, các cực xoáy ở vùng cực bắc trở nên không ổn định và tạo ra thời tiết băng giá khó lường ở Canada và Mỹ, tạo ra cảnh tượng hiếm có như thế này ở thác Niagara. Một số chuyên gia tin rằng sự thay đổi khí hậu ở Bắc Cực, như tan băng trên biển, đã phá vỡ sự ổn định của các cực xoáy. |
Một số sự kiện khác liên quan đến Trái đất nóng lên có vẻ ít phức tạp hơn. Các nhà khoa học ký hậu dự đoán sự gia tăng của cháy rừng, như vụ cháy rừng ở Clayton, California, Mỹ vào năm 2013 ở trong ảnh, có liên quan đến việc nhiệt độ tăng. |
Mỹ chứng kiến khá nhiều vụ cháy rừng trong những năm gần đây, và mọi chuyện đang tồi tệ hơn trong tương lai. Trong ảnh, hai ngôi nhà bị cô lập nhưng không hư hại gì trong một trận cháy rừng Đen năm 2013 ở Colorado. |
Lũ lụt cũng đang xảy ra thường xuyên hơn, khi nước biển dâng và bão ngày càng nhiều. Trong ảnh là trận lụt sông Platte vào năm 2013 ở Colorado. Các phương tiện vận tải cũng như các vùng trồng trọt đều bị chìm sâu trong nước. |
Một cậu bé nằm giữa một con phố bị ngập ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc trong năm 2010. Trận lụt kèm mưa lớn này đã giết chết hàng chục người. |
Trong năm 2012, một trận lũ lụt đã tàn phá một vùng rừng Amazon ở Brazil. Trong khi đó ở phía đông bắc nước này, một trận hạn hán đã xảy ra. Trong ảnh là người phụ nữ đang múc nước từ một cái ao sắp cạn ở bang Bahia, Brazil. |
Sự gia tăng nhiệt độ cũng tàn phá nguồn cung cấp nước trên toàn thế giới. Con cua này đang ngồi trên một hồ chứa nước cạn ráo ở gần Seoul, Hàn Quốc trong một trận hạn hán nghiêm trọng năm 2012. Trận hạn hán còn nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ năm này cũng tăng cao bất thường. |
Một Hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam trong tình trạng trơ đáy do hạn hán kéo dài vào mùa hè 2013. |
Trong năm 2012, hàng ngàn con cá chết trôi trên hồ Nageen ở Srinagar, Ấn Độ. Chúng chết do thiếu oxi trong nước và nhiệt độ hồ bị dao động. Nhiệt độ nước tăng cao có thể gây ra mối đe dọa lớn đến các loài sinh vật thủy sinh nhạy cảm. |
Nhiệt độ nước tăng, tảo trong nước nở hoa và làm tắc nghẽn các hệ sinh thái thủy sinh. Tảo nở hoa sinh ra các độc tố giết chết các sinh vật trong nước khác. Hình ảnh ghi lại ở hồ Chaohu, Trung Quốc. |
Bất chấp những hậu quả biến đổi khí hậu đã được phổ biến rộng rãi, các quốc gia trên thế giới tiếp tục thải khí carbon và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác ra bầu khí quyển. Các loại khí này có tác động lớn nhất đến biến đổi khí.Trạm điện Belchatow của Ba Lan, trong hình này, là nhà máy điện đốt than gây ô nhiễm nhất trong các nước thuộc Liên minh châu Âu. Nó thải đến 37 triệu tấn CO2 vào năm 2013. |
Phá rừng ảnh hưởng không nhỏ đến biến đổi khí hậu. Cây cối đã giúp lọc bớt lượng khí carbon trong bầu khí quyển. Việc phá rừng chính là đã phá đi lá phổi của Trái đất. Ảnh ghi lại một khu vực khai thác rừng ởtỉnh Tây Kalimantan của Indonesia. |
Ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc cũng bị chỉ trích. Ví như bò là loài động vật thải một lượng lớn khí metan – loại khí thoát nhiệt gấp 20 lần so với khí CO2 – vào bầu khí quyển. Năm 2012, bò là nguồn thải khí metan nhiều nhất nước Mỹ. |
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…