Ăn Tết với bệnh nhân tâm thần

Với những bác sĩ và điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần, có lẽ những ngày mùa đông và nhất là ngày Tết, với họ nỗi buồn nhiều hơn niềm vui.

Ăn Tết với bệnh nhân tâm thần - ảnh 1

Bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại BV Tâm thần trung ương 1

Ăn Tết ở nơi không biết vui hay buồn

Không giống những bệnh viện khác, ngày tết ở Bệnh viện Tâm thần là không khí u uất, với những người không biết vui, biết buồn. 

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 nằm ở Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội 30km. Bệnh viện có không gian rộng và nhiều cây xanh, nhà thưa thớt nên những ngày Tết bệnh viện càng vắng lặng hơn.

Vào những ngày này, bệnh nhân vãn hơn vì gia đình đã đến và đón họ về quê ăn Tết. Chỉ còn những bệnh nhân bị gia đình bỏ rơi thực sự. Bác sĩ Lê Thị Thanh Thu - trưởng khoa bán cấp tính Nam chia sẻ, đa số bệnh nhân ở lại là những người bị bệnh nặng, nhà nghèo. Hầu như chẳng có ai ghé vào thăm mà chỉ có điều dưỡng với bệnh nhân làm bạn với nhau.

Dù được chia ca, chia kíp nhưng những điều dưỡng ở đây cũng vật lộn chí chết với bệnh nhân. Chăm bệnh nhân tâm thần ngày Tết khổ hơn ngày thường vì cứ xểnh ra, bệnh nhân ăn nhiều là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. 

Một lý do nữa là cuối năm nhiều tổ chức từ thiện vào cho bánh kẹo, cho thêm đồ ăn. Họ càng ăn nhiều hơn và cũng chẳng biết phân biệt đồ ôi, thiu hay thực phẩm lành, nên rất dễ rước bệnh vào người.

Bởi thế, theo bác sĩ Cương, nhiều đơn vị đến xin tài trợ bánh chưng, giò chả cho bệnh nhân nhưng bệnh viện từ chối bởi vì lý do trên. Hầu hết thực phẩm cho bệnh nhân, bệnh viênphải đặt ở cơ sở quen thuộc và uy tín.  

Vào thời khắc giao thừa, với những người trực, điều thực sự buồn nhất là họ chỉ biết đón giây phút giao thừa trong phòng bệnh, vô thức như những người bệnh, không cảm nhận được khoảnh khắc sang xuân thế nào. 

Thạc sĩ La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 kể, những ngày Tết bệnh viện có từ 200 - 250 bệnh nhân ở lại ăn tết. Trong đó có số ít bệnh nhân là mới nhập viện đang trong giai đoạn điều trị tích cực nên không về được nhà. Cũng có trường hợp bệnh nhân nặng quá, còn đa số là người thân không đến đón về.

Nói đến Tết ở Bệnh viện tâm thần, bác sĩ Cương tâm sự "như chăm trẻ con". Năm nào bệnh viện cũng lên kế hoạch trực tết từ vài tháng trước. Ngày thường bệnh nhân chỉ được ăn 20 nghìn đồng/ngày thì đến ngày Tết bệnh nhân được ăn 80 nghìn đồng/ngày. Ở đây cũng có bánh chưng, thịt gà, thịt nướng, giò chả. Với số tiền 80 nghìn đồng, bác sĩ Cương chia sẻ: "Nhiều khi bệnh nhân ăn cũng không hết. Bệnh viện lại tính toán giữ lại để ra Tết bồi dưỡng thêm cho bệnh nhân".

Bác sĩ cũng thơ thẩn

Bác sĩ Lê Đào Nghĩa – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương - xúc động kể lại, ông có hơn 20 năm làm bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện tâm Thần Hà Nội ở Sài Đồng, Long Biên. Cứ mỗi dịp mùa xuân đến, cái không khí lạnh lẽo cuối mùa đông làm ông buồn và trầm mặc hơn cả. Thế nên, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân, thường dành thời gian những buổi chiều cuối năm để làm thơ.

Bác sĩ Nghĩa kể về một nữ bệnh nhân mà ông day dứt nhất. Chị từng là một bác sĩ giỏi, một cô gái xinh đẹp. Nhưng vì trầm cảm lâu ngày chị sinh ra bệnh tật trái khoáy. Căn bệnh chị mắc phải không là bệnh nan y nào mà đó là tâm thần.

Ngày trước, người ta sợ bệnh nhân tâm thần như sợ những hung thần. Họ cứ nghĩ bệnh nhân tâm thần rất ghê gớm, nên thường bỏ rơi bệnh nhân. Nữ bác sĩ kia cũng không nằm ngoại lệ.

Không có người thân đến chăm sóc, không có ai hỏi han ngoài các điều dưỡng và bác sĩ. Cuối cùng nữ bệnh nhân đã tìm đến cái chết. Điều ấy để lại ám ảnh rất nhiều cho các y bác sĩ chuyên ngành tâm thần.

Tại Trung tâm Chăm sóc bệnh nhân tâm thần tỉnh Thái Bình cũng tương tự. Hầu hết bệnh nhân ở đây là những người tâm thần không hồi phục vì họ đã đi chữa ở rất nhiều nơi. Họ được gia đình đưa đến đây để nhà nước nuôi và hầu như là sống đến hết đời ở đây. 

Những ngày Tết, nhân viên của trung tâm vẫn trực để phục vụ và chăm sóc người bệnh. Anh Quý, điều dưỡng của Trung tâm, cho biết hầu hết bệnh nhân ở lại đây ăn tết. Những câu chuyện nửa khóc, nửa cười ngày Tết cũng trở thành niềm vui với những điều dưỡng phải trực Tết ở đây. 

Có năm, bệnh nhân được người thân gửi quà, gửi bánh chưng, họ bịt kín cho vào chiếc thùng và để dành đến tuần sau mới mở ra ăn, lúc đó đồ đã hỏng. Có người nhất quyết đòi nghe tiếng pháo nổ, hay có người khóc như đứa trẻ đòi mẹ cho đi chơi.

Bệnh nhân tâm thần ở đây cũng có người biết hát, người biết múa và người biết vẽ. Họ lúc tỉnh lúc mơ và khi nói đến Tết thì ai cũng hào hứng hát hò, nhảy múa vì ngày tết họ được ăn bánh chưng, được tiền lì xì. Những người tỉnh táo hơn họ được ra chợ Tết được hưởng chút không khí ngày Tết. 

Khi cánh cổng của trung tâm đóng cửa là thế giới của những người điên bị thu nhỏ lại. Khoảng cách của đường phố tấp nập Tết với cái không khí hiu hắt trong trung tâm càng não nề hơn.

Khánh Ngọc

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !