“Ăn bông điên điển nghiêng mình nhớ đất quê…”

Như lời hẹn muôn đời, mùa điên điển nữa lại về nhuộm vàng tầm mắt của người dân vùng lũ. Loại hoa đồng cỏ nội này từ lâu đã trở thành đặc sản mùa nước nổi và là nỗi nhớ miên man của những người con xa xứ.

Ký ức mùa điên điển

Khi con nước lũ bắt đầu ngấp nghé các cánh đồng, điên điển cũng trở mình theo hơi thở của đất phù sa. Tháng 6 âm lịch, điên điển bắt đầu thay lá non. Sau đó, những chùm bông búp nhú ra, hứng lấy hơi nước mát mẻ của những tháng mùa mưa. Dân quê khi ấy chưa quan tâm đến điên điển, bởi họ còn mải mê với mớ ngư cụ đón mùa cá mới.

Sang tháng 7, điên điển đơm bông loe hoe, chen lẫn sắc vàng vào màu xanh non của lá. Khi đó, người ta bắt đầu nhớ tới điên điển như một thứ đặc sản không thể thiếu trong những bữa cơm mùa lũ. “Bông điên điển đầu mùa ăn ngọt lắm. Khoái nhất là làm rau ghém ăn với bánh xèo hay bún cá, bún cua. Người quê gắn bó với điên điển từ hồi nào không biết. Mùa nước năm nào cũng ăn nhưng hổng biết ngán” - ông sáu Sạnh, người dân xã Ô Long Vĩ (Châu Phú), chia sẻ.

“Ăn bông điên điển nghiêng mình nhớ đất quê…” - ảnh 1

Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, có lẽ ông sáu Sạnh cũng đã trải qua hơn 60 mùa điên điển. Với ông, điên điển gắn bó thân tình như người bạn thâm niên. Đã có một thời, cây điên điển chiếm lĩnh tầm mắt của người dân vùng lũ, bởi số lượng không sao đếm hết. “Hồi trước, mùa nước nhìn đâu cũng thấy điên điển. Chúng mọc thành từng vạt dài, trải theo mé kênh, mé rạch, thậm chí cả bờ ruộng cũng có màu vàng điên điển. Lúc đó, muốn ăn bông điên điển dễ lắm, bơi xuồng đi hái một chút đem về cả rổ. Nhiều khi ăn không hết phải chia hàng xóm ăn tiếp” - sáu Sạnh nhớ lại.

Cùng với cá linh non, bông súng hay cà na, bông điên điển đã trở thành món quà của mùa nước nổi. Bông điên điển ấp ủ tuổi thơ, lưu giữ ký ức của những ai lớn lên trên đất phù sa châu thổ, nuôi nấng tình yêu quê hương trong mỗi con người. Bởi thế, người xa quê đều nhớ da diết cái vị ngọt dân dã của những chùm bông điên điển.

Loài hoa đồng nội

Có người xem bông điên điển là đặc sản nhưng cũng có người thích điên điển bởi sức sống diệu kỳ của chúng. Tháng nắng, điên điển oằn mình dưới sức nóng miền nhiệt đới. Lũ về, điên điển bừng tỉnh rồi đâm bông vàng rực, góp cho người vùng lũ những món ăn ngon.

Bởi địa bàn phân bố rộng nên điên điển gần gũi với con người. Có khi chúng ở sát vách nhà, lúc lại ở cạnh lối đi. Muốn ăn điên điển, các bà, các chị chỉ việc với tay mà hái. “Siêng hái một lát là có nồi canh chua. Mà bông điên điển mau lớn lắm. Hôm nay thấy còn trong búp, sáng hôm sau đã thành bông vàng. Cạnh nhà có mấy cây điên điển, ba sấp nhỏ đòi chặt mà tui không chịu, kêu ổng để lại để mùa nước ăn lai rai” - chị Trần Thị Hòa, người dân xã Vĩnh Châu (TP. Châu Đốc), xởi lởi.

Không chỉ là món ăn ngon, bông điên điển còn là nguồn lợi kinh tế cho nhiều gia đình trong mùa nước nổi. Thấy bông điên điển nhiều, mà nhu cầu thị trường cũng “hút” nên nhiều chị em đã tranh thủ đi hái rồi mang ra chợ bán. Năm nay, chị Trà Ngọc Hằng, người dân xã Đào Hữu Cảnh (Châu Phú) lại tiếp tục với “nghề” hái bông điên điển. “Gà chưa gáy sáng là tui đã lật đật thức dậy nấu cơm để chuẩn bị hái bông điên điển. Bông hái sớm còn sương nên tươi và ngọt lắm. Tranh thủ mờ trời là đem về giao cho bạn hàng mang ra chợ. Hôm nào khá thì cũng kiếm được 60.000 - 70.000 đồng” - chị Hằng cho biết.

Không biết tự bao giờ, hình ảnh người con gái miền Tây chống xuồng đi hái bông điên điển đã trở thành nét đẹp trong mùa nước nổi. Hiếm loài hoa nào như bông điên điển, mỗi năm chỉ nở một lần nhưng lại chất chứa trong mình bao nỗi nhớ. Loài hoa đồng nội đó đã đi vào câu hát, lay động trái tim của những người con vùng lũ: “Ăn bông điên điển nghiêng mình nhớ đất quê”.

THANH TIẾN/Báo An Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !