“Ai là nhà báo” - “Ai là nhà xuất bản”?

Facebook và các nền tảng mạng xã hội có trở thành các tổ chức tin tức, báo chí? Liệu các hãng tin tức có tạo ra công nghệ riêng của họ?

Ngành báo chí trên toàn cầu đang trải qua 2 cuộc chuyển đổi lớn. Một là sự gia tăng của những độc giả tiếp cận tin tức, báo chí qua điện thoại và các thiết bị di động khác. Hai là sự gia tăng của những người chuyên đọc, xem tin tức qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Snapchat, WhatsApp hay Twitter.

Có thể thấy, 2 xu hướng báo chí này không chỉ là một hiện tượng của riêng quốc gia nào, hãng tin tức nào, hay chỉ ở một vài thị trường nào, mà nó đang diễn ra trên toàn thế giới. Có lẽ điều quan trọng nhất trong vấn đề này là tốc độ thay đổi, và mức độ thay đổi mà nó mang lại đối với các tòa soạn. Câu hỏi đã tồn tại từ cách đây 1 thập niên: “Ai là nhà báo?” tiếp tục gây nhức nhối. Không những thế, báo chí giờ đây còn đối mặt với một câu hỏi nữa: “Ai là nhà xuất bản?” Các nền tảng như Twitter và Facebook đang ngày càng lớn mạnh. Các tổ chức báo chí đã nhận ra rằng, để tiếp cận độc giả, đặc biệt nhóm độc giả ngày càng trẻ hóa, họ phải xuất bản tin bài trên những nền tảng này.

Tác động của sự dịch chuyển này đã ảnh hưởng đến việc nền báo chí được sản xuất như thế nào? Một điển hình cho sự dịch chuyển này là trang Buzzfeed của Mỹ, đã hút được trên 70 triệu USD tài trợ, nhanh chóng đạt lượng tiếp cận lớn của độc giả. Buzzfeed đã định vị họ là chủ yếu phân phối tin bài qua các mạng xã hội. Buzzfeed được đánh giá là có kỹ năng, chuyên môn, hiểu rõ các nền tảng xã hội sẽ phân phối tin tức như thế nào, dạng báo chí nào tốt nhất khi đưa lên trang web xã hội theo thời gian thực. Buzzfeed không quan tâm nhiều đến trang chủ của họ trông như thế nào, vì họ không cần độc giả truy cập vào trang chủ, mà chỉ cần độc giả đến với tin tức của họ qua mạng xã hội.

Ai là người xuất bản tin tức: Tòa soạn hay Facebook?

Nếu mô hình của Buzzfeed là đúng, vấn đề tiếp cận độc giả sẽ không còn nằm ở việc tòa soạn, hay báo nào đưa tin nữa, mà sẽ là nền tảng mạng xã hội nào đưa tin. Và như vậy, các nhà báo có thể đạt đến lượng độc giả lớn hơn trước đây. Mặt khác, nhà báo và tòa soạn cũng hầu như không thể kiểm soát được thông tin sẽ đến với thế giới như thế nào, bởi vì điều này đôi khi có bàn tay “thứ ba” can thiệp – đó là các nền tảng mạng xã hội và các thuật toán của họ.

Facebook không phải là một tòa soạn báo, nó chỉ là một nền tảng. Nhưng một khi Facebook trở thành trang nhất của thế giới thì sao? Một tình huống rất rõ ràng là, Facebook có thể quyết định tin tức nào, bài báo nào hiển thị trong phần Newsfeed của người dùng. Nếu chỉ những tin tức được bạn bè và gia đình chia sẻ, vậy người dùng Facebook có thể bỏ nhỡ sự kiện quan trọng nào đó. Thuật toán tin tức của Facebook có can thiệp vào những yếu tố như các bài báo mới xuất bản sẽ hiển thị như thế nào? Liệu có gì đáng lo ngại về tính xác thực của các bài báo mà người dùng chia sẻ, lan truyền? Facebook có loại bỏ những bài vào cố tình bịa đặt hay sai sự thật? Facebook muốn hiển thị phần chữ trước hay video trước? Mỗi một quyết định đều liên quan đến việc lập trình lại thuật toán lựa chọn kiểu tin tức. Facebook có thể chỉ xem những điều này như các vấn đề kỹ thuật, nhưng những quyết định đơn giản này cũng có thể được xem là “biên tập”, công tác biên tập, xuất bản – vốn là đặc quyền trước đây của báo chí.

Ngoài ra, hiệu ứng Facebook đang lan tỏa mạnh mẽ, không đơn giản chỉ là nền tảng, mà thực sự quyết định định hình nền báo chí. Trong những năm tới, chúng ta sẽ nhận ra các tổ chức báo chí tuyển dụng độc quyền những phóng viên đưa tin trực tiếp trên mạng xã hội, và các công ty mạng xã hội lại có vai trò biên tập rộng lớn hơn. Với tình thế này, các tổ chức tin tức đang bị mắc kẹt, không biết nên phản ứng như thế nào, đặc biệt khi họ thiếu các kỹ năng công nghệ. Tại Mỹ, từ đầu năm 2015, Facebook đã thử nghiệm với các tòa soạn về việc đăng tải các bài báo hoặc video lên trên Facebook, thay vì chỉ đăng link. Điều này có thể dẫn đến việc các trang báo bị giảm lượng truy cập.

“Ai là nhà báo” - “Ai là nhà xuất bản”? - ảnh 1

Facebook và các nền tảng mạng xã hội có trở thành các tổ chức tin tức, báo chí?

Như đón đầu xu thế, tờ New York Times đã đăng ký là một trong những tòa soạn tham gia thử nghiệm với Facebook, điều này có thể khiến họ mất rất lớn quyền kiểm soát. Đây là quyết định mà mỗi tòa soạn sẽ phải đưa ra: cân nhắc giữa quyền kiểm soát tờ báo của họ, với việc tiếp cận lượng lớn độc giả. Cân nhắc này là điều không thể tránh khỏi với mọi tòa soạn trên toàn cầu. Và một câu hỏi duy nhất còn lại nữa là, sự dịch chuyển từ các mô hình xuất bản tin tức cũ sang mới sẽ diễn ra nhanh đến mức nào? Dường như, New York Times đã hiểu ra điều gì đó mà các tòa soạn khác chưa biết.

Tương lai báo chí đang bị mạng xã hội quyết định

Nhiều người lưu luyến với các tờ báo đang đặt ra câu hỏi: Các nền tảng xã hội sẽ xử lý tin tức như thế nào, câu hỏi này trở nên phức tạp hơn nhiều vì các mã (code) và cấu trúc bên trong của họ vô cùng nhạy cảm với tiền. Bởi vì, Goolge, Facebook và Twitter kiếm tiền như thế nào khi sử dụng dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của nhà quảng cáo và người dùng. Nếu chúng ta có thể xem chính xác họ làm thế nào, thì mô hình kinh doanh của họ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh hoặc thuật toán của họ có thể bị các bên thứ ba “chơi” xấu tính. Trong triều đại này, các công ty truyền thông xã hội và các hãng công nghệ khác sẽ kiểm soát các kênh thông tin – chẳng hạn như Apple kiểm soát qua App Store của  hãng – đã trở thành những tay chơi thống trị ngành công nghiệp báo chí toàn cầu, và các tòa soạn báo thì chật vật với việc đối phó với trật tự mới này như thế nào.

Khi báo chí trở nên phụ thuộc vào các nền tảng phân phối tin tức để tìm kiếm độc giả, tòa soạn báo buộc phải thử nghiệm các mô hình kinh doanh và chiến lược cho tương lai của họ. Nếu một tòa soạn muốn đạt được số lượng độc giả lớn trên web, họ hầu như không có lựa chọn nào ngoài việc phát triển mối quan hệ với các nền tảng thứ ba. Nhưng điều này lại đặt doanh thu và các quyết định của họ vào tay các hãng phần mềm. 

Facebook và các nền tảng mạng xã hội có trở thành các tổ chức tin tức, báo chí? Liệu các hãng tin tức có tạo ra công nghệ riêng của họ? Liệu cơ quan quản lý có dấn thêm một bước quan trọng nữa trong việc đưa lại sự minh bạch cho các quy trình mới? Đây đều là những câu hỏi quan trọng. Về phía người dùng, độc giả thì sao? Trong thời đại này, thế giới tin tức, sự kiện theo thời gian thực đã nằm trong túi áo họ. Mạng xã hội có quyền lực lớn với thông tin và báo chí. Các tòa soạn hiện nay và cả những hãng tin mới gia nhập thị trường phải có chiến lược đối phó với tương lai mới, và chấp nhận họ có rất ít quyền năng kiểm soát xem bài báo, tin tức của họ được phân phối như thế nào. Dường như câu nói, báo chí đang bị mạng xã hội, smartphone “lột xác” đang trở nên không quá. 




Các tòa soạn trên toàn cầu sẽ phải cân nhắc giữa quyền kiểm soát tờ báo của họ, với việc tiếp cận lượng lớn độc giả.


Các tòa soạn trên toàn cầu sẽ phải cân nhắc giữa quyền kiểm soát tờ báo của họ, với việc tiếp cận lượng lớn độc giả.


Các tòa soạn trên toàn cầu sẽ phải cân nhắc giữa quyền kiểm soát tờ báo của họ, với việc tiếp cận lượng lớn độc giả.


Huyền Thương (Tổng hợp)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !