98 thanh niên tử nạn ở cống Hiệp Hòa, nỗi đau mãi không nguôi

40 năm trôi qua là chuỗi ngày không muốn ai nhắc đến. Những kí ức kinh hoàng vẫn luôn hiện về trong tâm trí của người thân, bạn bè, khi sự cố sập cống Hiệp Hòa, huyện Đô Lương (Nghệ An) vào ngày 3/1/1978 đã cướp đi sinh mạng của 98 thanh niên.

Cống Hiệp Hòa, nơi xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng vào ngày 3/1/1978 khiến 98 thanh niên tử nạn

Buổi trưa định mệnh nơi công trường

Cống Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) nằm trên hệ thống nông giang dẫn nước từ Bara Đô Lương tưới tiêu cho cánh đồng các huyện Đô Lương - Diễn Châu - Yên Thành - Quỳnh Lưu. 

Vì xây dựng từ thời Pháp thuộc nên đường dẫn nước của nó đã bị hạn chế, buộc phải mở rộng nhằm tăng lưu lượng nước chảy. Đúng 11h55’ ngày 3/1/1978 (tức ngày 24/11 Đinh Tỵ), khi toàn bộ công trường đang chuẩn bị đến giờ nghỉ ca, thì hàng ngàn mét khối đất đá được đổ tạm trên mái núi đã đổ ập xuống, 98 thanh niên đã bị vùi lấp hoàn toàn, 132 người khác bị thương”.

Đã 40 năm trôi qua nhưng cảnh tượng đổ sập kinh hoàng tại công trường cải tạo cống Hiệp Hòa vẫn như in trong tâm trí của ông Nguyễn Cảnh Mai (trú ở xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương).

Ông Mai nhớ lại: “Lúc đó, tôi Nguyên là xã đội trưởng xã Hòa Sơn. Vào gần giờ ăn cơm trưa tôi đang ở trong nhà thì nghe một tiếng đổ rầm rầm, sau khi chạy ra thì thấy, một cảnh tượng chưa từng thấy ập vào mắt mọi người chứng kiến. Những tiếng la hét, khóc than… xung quanh công trường tạo nên một không khí tang thương chưa từng thấy”.

Ông Nguyễn Cảnh Mai nghẹn ngào chia sẻ về ký ức đau thương ngày ấy.

“Một khối đất đá sập xuống vùi lấp tất cả những thanh niên đang làm việc dưới cống.Tiếng bạn khóc bạn, cả công trường toán loạn lên. Sau đó, tất cả các lực lượng được huy động đào bới, sau 3 ngày mới tìm được thi thể cuối cùng, khiến tất cả đều không thể cầm lòng”, ông Mai nghẹn ngào chia sẻ.

Còn ông Phan Văn Ngọc – nguyên Phó Bí thư đoàn xã Hòa Sơn kể lại: “Khi nhận được thông tin, tôi và anh em đã tức tốc có mặt tại hiện trường để giúp đưa các thi thể lên bờ. 98 thi thể hầu như vùi lấp hoàn toàn, có thi thể thì lòi riêng phần đầu và khuôn mặt, có thi thể thì miệng đang ăn bánh mì dở, tay đang cầm cuốc, xẻng…, đau thương lắm chú ơi!”.

“Quần áo của các anh em bị rách sũng, máu me đầy mình vì khối đất đá rơi xuống. Trong 98 người bị tử nạn thì có đến 70% là chị em phụ nữ, một cảnh tượng ớn lạnh trong tâm tôi cho đến bây giờ”, ông Ngọc chia sẻ.

Giấy "Ghi công" của các thanh niên tử nạn.

Một huyện có 94 thanh niên tử nạn

Ngày 26/3/1976, Tổng đội thanh niên tình nguyện xây dựng quê hương Thanh Chương (gọi tắt là Tổng đội Thanh Chương) ra đời với khoảng 2.200 đoàn viên thanh niên (còn gọi là lực lượng 202). Sau khi hoàn thành một số công trình, Tổng đội Thanh Chương được điều đi huyện Đô Lương tham gia vào việc cải tạo lại cống Hiệp Hòa.

Ông Phan Văn Hợi - nguyên Phó Bí thư huyện đoàn, Tổng đội trưởng Tổng đội Thanh Chương vẫn còn nhớ như in thời khắc đau thương đó.

“Ngày đó, đất nước vừa thống nhất, phong trào 3 sẵn sàng ở thời chiến chuyển sang phong trào xây dựng quê hương đất nước. Tỉnh có chủ trương huy động lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia đào đắp kênh mương, hoàn chỉnh hệ thống thủy nông.

Đây có lẽ khoảnh khắc đau đớn nhất trong cuộc đời của tôi từng biết. Chúng tôi làm việc bằng tất cả niềm hăng say, công trường lúc nào cũng rộn tiếng ca, tiếng hò khoan xốc dậy tinh thần. 80% công việc đã được hoàn thành, những hàng dài thanh niên đang chuyền những khối đất đá cuối cùng từ dưới lòng kênh lên phía trên. Có những tổ đã xong việc còn nán lại chờ tổ bạn. Bữa trưa bằng miếng bánh mì vắt được đưa đến chân công trường chỉ vừa kịp cắn dở. Thế mà…”, ông Hợi nghẹn ngào nói.

Được biết, trong số 98 thanh niên tử nạn ngày đó, có đến 94 người thuộc Tổng đội Thanh Chương, nhiều nhất là người của xã Cát Văn có 37 người; Phong Thịnh 18 người; Thanh Liên 11 người…, tất cả đều còn rất trẻ, có người vừa nhận giấy báo trúng tuyển đại học, có người vừa mới ăn hỏi, chuẩn bị đi lấy chồng nên ra công trường chia vui, tạm biệt anh em, bạn bè lần cuối, thì gặp nạn.

Một cái am nhỏ được đặt bên vách núi để tưởng nhớ các thanh niên tử nạn.

Vỏn vẹn hai chữ “Ghi công” trên nghĩa trang

Ngày 24/11 (Âm lịch) hàng năm vẫn được coi như một ngày giỗ chung của nhiều gia đình. Một nỗi đau quá lớn, không ai muốn nhắc lại thời khắc kinh hoàng đó.

Ông Bùi Gia Hảo – Chủ tịch UBND xã Cát Văn, huyện Thanh Chương nhớ lại: “Lúc đó tôi đang nhỏ nhưng vẫn nhớ hình ảnh những đoàn người đưa tiễn thi thể của người thân nối nhau đi lặng lẽ giữa cái rét cắt da chiều cuối năm Đinh Tỵ (1977) về tại nhà văn hóa của xóm”.

“Ngày đó, Cát Văn là xã bị thiệt hại nặng nề nhất có đến 38 người chết. Thi thể sau đó được đưa vào một nghĩa trang chung để côn cất, trước nỗi đau thương quá lớn, ngay tết năm đó, cả làng không ai đốt pháo”, ông Hảo chia sẻ.

Nghĩa trang chỉ vỏn vẹn 2 chữ "Ghi công" các nạn nhân ở xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương.

Được biết, hiện nay 98 thanh niên tử nạn tại cống Hiệp Hòa được nhà nước trợ cấp 540.000đ/tháng cho thân nhân của họ, và thăm hỏi vào ngày lễ, tết,

Hiện nay, tại khu vực cống Hiệp Hòa, những dấu tích về vụ tai nạn vẫn còn đó, 3 ống cống dài đã bị sập một nửa vẫn hàng ngày chuyển nước về xuôi tưới tốt cho hàng ngàn ha lúa ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu.

Trong hành trình tìm lại những ký ức về sự kiện Hiệp Hòa, chúng tôi ghé thăm xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương.

Tại đây hài cốt của những người tử nạn tại cống Hiệp Hòa đã được quy tập về một nghĩa trang riêng nằm bên cạnh đập Cao Điền và hằng ngày vẫn được các em học sinh Trường Tiểu học Thanh Liên chăm sóc, vỏn vẹn hai chữ “Ghi công” trên nghĩa trang.

Được biết, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở NN&PTNT Nghệ An tổ chức đại lễ cầu siêu, thắp nên tri ân các anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn; các thanh niên đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng quê hương xô viết Nghệ Tĩnh ngày 3/1/1978 tại công trình Thủy lợi Cống Hiệp Hòa vào tối ngày 9/6/2018.
Việt Hòa - Đặng Sơn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !