8 ảnh hưởng tiêu cực từ việc nuôi dạy con sai cách
1. Sợ bị thao túng:Nhiều phụ huynh độc đoán, thích kiểm soát mọi người trong gia đình, đặc biệt con họ. Đây không phải hành vi và là một kiểu bạo hành tinh thần. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình này thường lo sợ bị thao túng, dẫn tới rối loạn hành vi né tránh, khó tin tưởng người xung quanh và gặp vấn đề trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài. |
2. Gặp khó khăn trong tương tác xã hội:Trưởng thành trong môi trường căng thẳng, bị thao túng, bạo hành tinh thần không hề tốt cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn phạm sai lầm này. Họ kiểm soát, không hỗ trợ thích hợp hoặc quá bảo bọc con. Lớn lên, trẻ gặp khó khăn trong tương tác xã hội, khó tin tưởng và mở lòng với người khác. |
3. Chìm đắm trong thất bại:Những người được nuôi dạy bởi gia đình độc hại thường cảm thấy mình không đủ tốt, thậm chí vô dụng. Họ quen với việc bị bố mẹ áp đặt hàng loạt mục tiêu và chỉ trích nếu họ không hoàn thành. Về cơ bản, phương pháp nuôi dạy con của phụ huynh khiến trẻ thiếu tự trọng, không biết yêu thương bản thân. Vì thế, một sai lầm nhỏ hay thất bại tạm thời cũng đủ khiến họ gục ngã và nổi cơn tam bành. |
4. Thiếu tư duy tự định dạng bản thân:Gia đình là yếu tố quan trọng giúp một người định hình bản thân. Nhưng nếu môi trường đó chỉ có thúc ép, thao túng, bạo hành tinh thần, con người sẽ quên mất mình là một cá thể độc lập, có tính cách, bản sắc riêng. Được nuôi dạy với kiểu phụ huynh thích la mắng, chửi rủa khiến trẻ gặp vấn đề nội tâm, tổn thương lòng tự trọng và thiếu tư duy tự định dạng mình. Điều này dẫn tới các triệu chứng lo âu thái quá, trầm cảm. |
5. Thường xuyên tự chỉ trích:Phụ huynh độc hại khiến trẻ đánh mất lòng tự trọng, luôn cảm thấy mình ngu ngốc, vô dụng, không xứng đáng với điều tốt đẹp hơn. Trong mọi việc, trẻ có thói quen tự chỉ trích mình, lưỡng lự, dễ hối hận. Họ tự cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác rồi dằn vặt bản thân nhưng không thể thay đổi tình thế vì không nhận được sự trợ giúp tinh thần nào. |
6. Đặt cảm xúc của mình xuống cuối cùng:Phụ huynh bạo hành con về thể xác hay lời nói đều không quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ cố bày tỏ cảm xúc, chúng thường gặp rắc rối lớn hơn. Vì thế, chúng học cách giấu nỗi đau, cảm xúc buồn bã, thất vọng hay oán giận. |
7. Luôn cảm thấy mình là đứa trẻ vô dụng:Nhiều phụ huynh không chịu thừa nhận con họ đã lớn. Dù con trưởng thành đến đâu, họ vẫn đối xử với con như trẻ con, luôn ra lệnh, kiểm soát con. Nếu con phản kháng, họ lên án để trẻ cảm thấy tội lỗi. Những đứa trẻ không có quyền tự quyết, bị xâm phạm riêng tư sẽ cảm thấy mình không phải người độc lập, thường lo lắng thái quá, sợ bắt đầu cái mới và khó hòa nhập xã hội. |
8. Thường cảm thấy lo lắng:Những người lớn lên trong gia đình độc hại dễ mắc chứng rối loạn lo âu do hoàn cảnh trưởng thành thiếu ổn định, bị đối xử sai cách cả về thể xác lẫn tinh thần, thiếu an toàn. Họ gặp khó khăn trong tập trung chú ý, có thể dễ cáu kỉnh, bồn chồn, lo lắng, căng thẳng. |