6 lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh ung thư 'gõ cửa'
Chuyên gia khuyến cáo nếu bạn không biết cách sử dụng và bảo quản chảo chống dính sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng chảo chống dính rất độc hại cho sức khỏe và có thể gây ung thư vì lớp phủ trên bề mặt chảo có chứa Ammonium Perfluorooctanoate (PFOA) - là một chất có thể gây ung thư khi sử dụng để nấu ăn. Vì vậy, rất nhiều ý kiến cho rằng thay vì sử dụng các sản phẩm chống dính nên quay về dùng nồi gang hoặc nồi sắt để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên ý kiến này là đúng hay sai?
Chuyên gia dinh dưỡng đã lên tiếng "thanh minh" rằng chảo chống dính không độc hại như chúng ta vẫn tưởng. Lý do tại sao thức ăn không bị dính chảo khi nấu là vì lớp phủ dưới đáy. Lớp chống dính được dùng phổ biến nhất là Polytetrafluoroetylen (PTFE), thường được gọi là Teflon, và để cố định PTFE trên bề mặt bếp, cần phải có PFOA.
Trong vài năm qua, Teflon thường được coi là chất độc không tốt cho sức khỏe, nhưng trên thực tế, dưới 300 - 400ºC, Teflon sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào, không giải phóng các chất độc hại. Nếu nấu ăn đúng cách, nhiệt độ trên chảo thường dưới 250°C, như vậy nó không có bất kỳ tác hại nào đối với cơ thể con người.
Ngoài ra hãy chú ý sử dụng đúng cách để chảo chống dính sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:
1. Nấu ăn ở nhiệt độ vừa phải
Không nên dùng nhiệt quá cao khi chế biến đồ ăn đặc biệt là rán để bảo vệ lớp chống dính và tránh thức ăn bị biến đổi gây hại cho sức khỏe.
2. Không chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại
Chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại sẽ khiến bề mặt chảo bị trầy xước, lớp chống dính bị bong tróc làm chảo nhanh hỏng và khiến chất độc dễ ngấm vào thức ăn.
3. Không rửa chảo khi còn quá nóng
Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến chảo bị biến dạng và lớp chống dính bị bong tróc. Vì vậy, nên để chảo nguội mới tiến hành chùi rửa. Nếu các vết bẩn khó rửa, bạn cần chờ chảo nguội và ngâm trong nước khoảng 30 phút trước khi rửa.
4. Không để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn
Nhiệt độ quá cao khiến chất chống dính bị phân hủy và giải phóng chất độc gây ung thư. Khi nấu ăn bạn nên để chảo ở mức nhiệt trung bình hoặc thấp, tuyệt đối không để chảo rỗng trên bếp nóng khi không có dầu mỡ hoặc thức ăn.
5. Không dùng thìa kim loại để đảo thức ăn
Thìa kim loại khiến lớp chống dính bị trầy xước, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Khi sử dụng chảo chống dính, tốt nhất bạn nên dùng thìa gỗ để không gây tổn hại bề mặt chảo.
6. Thay chảo mới khi lớp chống dính bị hỏng
Khi chảo bị bong tróc lớp chống dính bạn cần thay ngay chảo mới. Thông thường sau 1 - 2 năm sử dụng, bạn nên thay chảo mới. Vì khi nấu ăn ở nhiệt cao trong thời gian dài khiến chất chống dính bị biến đổi thành lớp khói nguy hại cho sức khỏe và khả năng chống dính cũng không còn.
Chuyên gia dinh dưỡng đã lên tiếng "thanh minh" rằng chảo chống dính không độc hại như chúng ta vẫn tưởng. Lý do tại sao thức ăn không bị dính chảo khi nấu là vì lớp phủ dưới đáy. Lớp chống dính được dùng phổ biến nhất là Polytetrafluoroetylen (PTFE), thường được gọi là Teflon, và để cố định PTFE trên bề mặt bếp, cần phải có PFOA.
Trong vài năm qua, Teflon thường được coi là chất độc không tốt cho sức khỏe, nhưng trên thực tế, dưới 300 - 400ºC, Teflon sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào, không giải phóng các chất độc hại. Nếu nấu ăn đúng cách, nhiệt độ trên chảo thường dưới 250°C, như vậy nó không có bất kỳ tác hại nào đối với cơ thể con người.
Ngoài ra hãy chú ý sử dụng đúng cách để chảo chống dính sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:
1. Nấu ăn ở nhiệt độ vừa phải
Không nên dùng nhiệt quá cao khi chế biến đồ ăn đặc biệt là rán để bảo vệ lớp chống dính và tránh thức ăn bị biến đổi gây hại cho sức khỏe.
2. Không chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại
Chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại sẽ khiến bề mặt chảo bị trầy xước, lớp chống dính bị bong tróc làm chảo nhanh hỏng và khiến chất độc dễ ngấm vào thức ăn.
3. Không rửa chảo khi còn quá nóng
Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến chảo bị biến dạng và lớp chống dính bị bong tróc. Vì vậy, nên để chảo nguội mới tiến hành chùi rửa. Nếu các vết bẩn khó rửa, bạn cần chờ chảo nguội và ngâm trong nước khoảng 30 phút trước khi rửa.
4. Không để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn
Nhiệt độ quá cao khiến chất chống dính bị phân hủy và giải phóng chất độc gây ung thư. Khi nấu ăn bạn nên để chảo ở mức nhiệt trung bình hoặc thấp, tuyệt đối không để chảo rỗng trên bếp nóng khi không có dầu mỡ hoặc thức ăn.
5. Không dùng thìa kim loại để đảo thức ăn
Thìa kim loại khiến lớp chống dính bị trầy xước, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Khi sử dụng chảo chống dính, tốt nhất bạn nên dùng thìa gỗ để không gây tổn hại bề mặt chảo.
6. Thay chảo mới khi lớp chống dính bị hỏng
Khi chảo bị bong tróc lớp chống dính bạn cần thay ngay chảo mới. Thông thường sau 1 - 2 năm sử dụng, bạn nên thay chảo mới. Vì khi nấu ăn ở nhiệt cao trong thời gian dài khiến chất chống dính bị biến đổi thành lớp khói nguy hại cho sức khỏe và khả năng chống dính cũng không còn.
An An(Dịch theo QQ
1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt
Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.
Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ
Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.