53 tuổi, người phụ nữ lần đầu được làm mẹ chia sẻ hành trình tìm con

13 năm lấy chồng là 13 năm mòn mỏi mong con. 13 năm ngược xuôi khắp nơi tìm thầy chữa bệnh. 13 năm với 2 lần suýt được làm mẹ. Người phụ nữ ấy tưởng chừng mãi mãi không bao giờ có được mụn con.

Thật bất ngờ, khi mọi hy vọng dường như đóng sập thì chị lại có thai. Và lần này, chị đã sinh được một bé gái khi đã ở tuổi 53.

Ròng rã hơn 10 năm hy vọng, chờ đợi

Tại buổi tư vấn về vô sinh hiếm muộn do BV Bưu điện tổ chức, một người phụ nữ trung tuổi bế cô con gái bé xíu tham dự, tôi ngỡ là bà hoặc cô bảo mẫu của bé. Thật bất ngờ, khi nghe bác sĩ giới thiệu đây là trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm nhiều tuổi nhất từ trước đến giờ mà bệnh viện thành công. 

Và cô bé hơn 5 tháng tuổi đó là "quả ngọt" mà người phụ nữ 53 tuổi mong mỏi suốt hơn 10 năm mới có được. Bé được bố mẹ đặt cho cái tên rất hay: Tường Vi.

53 tuổi, người phụ nữ lần đầu được làm mẹ chia sẻ hành trình tìm con - ảnh 1

Hai mẹ con chị Phúc bên BS Nhã

Chị Trần Thị Phúc (Khuyến Lương, Hoàng Mai, Hà Nội)- người phụ nữ may mắn được làm mẹ khi đã ngoài 50 chia sẻ: Chị quá lứa lỡ thì lấy anh khi đã gần 40 tuổi. Anh hơn chị một tuổi. Hai anh chị buôn bán lặt vặt. Cưới nhau xong, giống như bao người phụ nữ khác chị mong có được mụn con để được ẵm bồng, để được nâng niu chăm sóc. Thế nhưng, càng mong càng không thấy.

“Cũng biết vợ chồng mình nhiều tuổi nên khả năng thụ thai kém nên hai vợ chồng đã lên BV Phụ sản TW để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Thế nhưng cả hai lần, sau khi đặt phôi xong, được các bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi, thì chỉ được 9- 10 ngày là lại ra mất. Buồn, thất vọng lắm nhưng vợ chồng vẫn động viên nhau đi khám, bác sĩ nói không có bệnh tật gì. Nhưng nguyên nhân mình khó có con là do nội tiết kém, nên không giữ được” – chị Phúc kể lại.

Vậy là ai mách ở đâu chữa được nội tiết tố phụ nữ là anh chị lại đi. Thuốc Tây, thuốc ta, thuốc Nam thuốc Bắc đủ cả. Từ miền núi cho đến miền Trung, hễ ở đâu có người mách chữa được vô sinh là anh chị lại bỏ chợ để đi… tìm con. 13 năm đằng đẵng tìm con, càng mong càng không thấy, càng chờ càng thấy hụt hẫng.

“Mỗi lần nhìn thấy ai bế con nhỏ trên tay tôi không dám nhìn họ. Nghe tiếng trẻ con khóc tôi thảng thốt. Chỉ ao ước một ngày nào đó khuôn mặt trẻ thơ ấy, tiếng khóc ấy hiện hữu trong nhà mình” – chị Phúc ngân ngấn kể lại.

Mệt mỏi, anh chị đã có ý nghĩ từ bỏ ý định tìm con, xác định cứ thế sống với nhau thôi. Không ngờ, một chiều cuối năm 2014, một cô bạn cảm thương hoàn cảnh chị Phúc nên nhất quyết đưa chị đến BS Nhã (BV Bưu điện). 

Chị Phúc kể “Cô ấy nói chị cứ thử đến xem như thế nào. BS Nhã mát tay lắm. Đi thì đi thôi, nhưng tôi không nghĩ là có thể thành công.

Ra Tết, tôi cùng cô bạn gặp BS Nhã, chị ấy có hỏi chồng đồng ý làm không bởi chi phí cho một ca làm thụ tinh trong ống nghiệm không hề rẻ. Hai vợ chồng lại bàn bạc, lại cân nhắc. Bởi làm được đồng nào, vợ chồng lại com cóp đi chữa… đẻ hết rồi. Sau mấy ngày tính toán, chồng quyết định làm nốt lần này, không được thì đành chấp nhận.

Đầu tháng 5/2015, chúng tôi được chỉ định làm IVF. Sau khi đặt phôi, bác sĩ chỉ định tôi phải nằm viện. Ngày nào cũng tiêm, không biết bao nhiêu là thuốc. Mỗi ngày nằm trong viện dài hơn thế kỷ. Tôi chỉ nằm yên trên giường, hạn chế tối đa việc đi lại. Tôi cứ nhìn lên trần nhà mà cầu mong, ông trời không phụ công vợ chồng tôi lần nữa. Rất may, 21 ngày sau, khi thai đã ổn định tôi mới được cho ra viện” – chị Phúc kể lại.

Thế nhưng, về nhà rồi chị vẫn phải hạn chế đi lại. Thời gian đầu mọi việc trong nhà một tay chồng chị lo (từ đi chợ, nấu ăn đến giặt giũ… tất tật anh lo). Ấy thế mà, thi thoảng lại ra máu. Lại hốt hoảng gọi bác sĩ đến nhà tiêm thuốc giữ thai, lại thót tim, lại sợ con không ở lại với mình.

Một trong những trường hợp nhiều tuổi nhất tại Việt Nam chữa vô sinh thành công

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Bưu điện cho biết: Trường hợp chị Phúc là một trong những trường hợp phụ nữ cao tuổi nhất tại Việt Nam được can thiệp chữa vô sinh thành công. Người phụ nữ này từng có tiền sử sảy thai, suy buồng trứng nên khi gặp chúng tôi cũng hết sức ái ngại. Nhưng trước quyết tâm của vợ chồng bệnh nhân, chúng tôi cố gắng nỗ lực.

“Khi chị ấy báo đậu thai rồi, chúng tôi còn mừng hơn cả người bệnh. Có những niềm vui không thể nói thành lời. Tuy nhiên, tôi vẫn dặn chị phải hết sức giữ gìn, tránh những cử động mạnh, không để những sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến thai nhi. Và rồi, sau 9 tháng phập phồng cùng gia đình, chị Phúc đã sinh được bé gái khá kháu khỉnh, đáng yêu” – BS Nhã kể lại.  

Để mang lại hy vọng và niềm hạnh phúc cho hàng ngàn cặp vợ chồng đang khát khao mong con, biến ước mơ của họ thành hiện thực, BV phải thường xuyên cập nhật những tiến bộ kỹ thuật hiện đại nhất về điều trị vô sinh, hiếm muộn, như thụ tinh trong ống nghiệm; tiêm tinh trùng vào bào tương ứng; thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng chọc hút từ mào tinh hoàn, thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng phẫu thuật lấy từ tinh hoàn…

Nhờ đó, hầu hết các nguyên nhân hiếm muộn đều được giải quyết, mang lại kết quả điều trị khả quan cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, kể cả các nguyên nhân vô sinh mà trước kia không hy vọng, như trường hợp tinh trùng quá yếu, xét nghiệm không thấy tinh trùng trong mẫu tinh dịch…

Đặc biệt, BV đã điều trị thành công nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm khó như bệnh nhân vô sinh nam tinh trùng bất động 100%, bệnh nhân lớn tuổi như trường hợp chị Trần Thị Phúc. Tại Bệnh viện Bưu điện, tỷ lệ thành công khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này lên tới 50-60%.  

Theo BS Nhã, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam, trong đó có khá nhiều cặp vợ chồng trẻ. Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy ở nước ta hiện có 7,7% cặp vợ chồng bị hiếm muộn. Nếu trước kia 35 tuổi người ta mới nghĩ đến vô sinh, thì nay có không ít những cặp vợ chồng mới ngoài 20 đã phải chữa. Nguyên nhân là do người vợ bị tắc vòi trứng, dính buồng tử cung.

"Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn còn thiếu thông tin, kiến thức về vấn đề này. Một cặp vợ chồng sinh hoạt tình dục bình thường không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà 6 tháng (với người dưới 30 tuổi) hoặc 12 tháng (trên 30 tuổi) vẫn chưa có em bé thì được coi là hiếm muộn, song nhiều cặp vợ chồng đến 2-3 năm sau mới đi khám, ngược lại có nhiều cặp mới chỉ lấy nhau 3-4 tháng chưa có con đã lo bị vô sinh”- BS Nhã nói thêm.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, ngày nay những cải tiến vượt trội trong điều trị hiếm muộn và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã biến ước mơ có con của nhiều cặp vợ chồng thành hiện thực. Do đó, quan trọng là các cặp vợ chồng sớm nhận thức được tình trạng hiếm muộn nếu chẳng may gặp phải ngay từ đầu để có biện pháp can thiệp y khoa phù hợp và điều trị thành công.

N. Huyền

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !