5 lưu ý khi sử dụng dầu ăn để ung thư không 'gõ cửa'

Dầu ăn được các gia đình sử dụng để làm các món chiên, xào, nhưng ở nhiệt độ cao dầu ăn lại chuyển hóa thành chất có thể gây hại cho cơ thể.

Bác sĩ Hà Hải Nam – Phó Trưởng khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K Trung ương, cho biết thực phẩm chiên rán luôn là món ăn ưa thích của nhiều người bởi nó giúp kích thích ngon miệng.

Tuy nhiên, bạn cần sử dụng dầu mỡ đúng cách khi chiên, rán thực phẩm để phòng bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.

BS Nam đưa ra 5 khuyến cáo sử dụng dầu mỡ an toàn:

Thứ nhất, chú ý tới nhiệt độ khi chiên, xào

Khi ở nhiệt độ cao, dầu ăn thường chuyển hóa thành chất béo không tốt. Đây là loại chất béo không có giá trị dinh dưỡng, chỉ mang tới những vấn đề cho sức khoẻ . Đó là chưa kể, những thực phẩm chúng ta mua về để xào rán cũng thường được chế biến trong dầu thực vật hoặc dầu hạt (thịt gà rán, xúc xích rán, ngô chiên, khoai tây chiên, nem rán…) trước khi về tay người tiêu dùng.

Bản thân thực phẩm đó đã chứa những chất béo chuyển hóa trước khi được chúng ta đun nóng lại. Nếu tiếp tục được đun nóng đến nhiệt độ cao, hàm lượng chất béo chuyển hóa của món ăn đó sẽ lại tăng lên rất mạnh, là nguyên nhân của các bệnh lý tim mạch (cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…), và đặc biệt là ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư tuỵ…

Ngoài ra, BS Nam cho biết thêm khi nhiệt độ cao sẽ phá vỡ các thành phần dinh dưỡng trong dầu mỡ (dùng để chiên, xào, rán thức ăn).

Nhiệt độ sôi của dầu chính là giới hạn an toàn cho sức khoẻ (dầu oliu :190 độ C, dầu lạc 230 độ C, dầu vừng 177 độ C dầu đậu nành 240 độ C, mỡ lợn 130-200 độ C). Một cách ngắn gọn, ta nên thiết lập nhiệt độ khi chiên, xào chỉ ở mức nhiệt độ dưới 180 độ C.

Nếu trên mức nhiệt này, sẽ sản sinh chất acrylamide, đây chính là chất gây ung thư đã được Bộ Y tế khuyến cáo. Bởi thế, để dầu sôi ở nhiệt độ vừa phải, không được để dầu bị cháy mới đảm bảo an toàn.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Thứ hai, giảm thời gian chiên, xào

Theo BS Nam, chiên, xào với nhiệt độ vừa phải nhưng lại quá lâu cũng vẫn sinh ra độc tố, nhất là với thức ăn chứa tinh bột, đường (bánh bao, bánh rán, các loại đồ ăn tẩm bột…). Chiên, rán quá lâu sẽ gây cháy vụn thức ăn, do đó, ta nên giảm thời gian xuống, đảm bảo thức ăn vừa chín tới, đủ độ giòn là tắt bếp.

Thứ ba, tái sử dụng lại dầu mỡ

Nghiên cứu của ĐH Illinois (Mỹ) cho thấy, mỗi lần tái sử dụng dầu ăn để chiên, xào, hàm lượng chất béo chuyển hóa sẽ tăng lên từ 2-6 lần, chất béo trung tính (loại không gây hại) bị phân huỷ, oxy hoá các gốc acid béo tự do, giải phóng chất gây ung thư có tên Acrolein. Về mặt dinh dưỡng, dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu.

Thứ tư, ngửi khói dầu mỡ khi bốc hơi

Khi đun dầu chiên rán ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, dễ hình thành khói với Aldehyde - chất có nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và đau thắt ngực; và các hợp chất đã bị oxy hoá gây ung thư, nếu ta hít phải.

Thậm chí, các nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra rằng, việc đứng lâu trên 1 giờ đồng hồ trong gian bếp có hệ thống thông gió kém, bếp đun và gas có chất lượng kém sẽ mang tới nguy hại cho sức khoẻ tương đương việc hút 2 bao thuốc lá một ngày.

Thứ năm, sử dụng dầu ăn phù hợp

BS Nam khuyến cáo, trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn: loại để chiên, rán (có khả năng chịu nhiệt cao) và loại chỉ dùng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad (dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu…)

Để có sức khỏe tốt thì khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật. Bởi mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên màng tế bào của các bộ phận trong cơ thể, sản xuất các hormon, nhất là hormon tăng trưởng và hormon sinh dục. Tuy nhiên, việc dùng dầu thực vật và mỡ động vật nên chia theo đối tượng người dùng:

Trẻ em và người khỏe mạnh bình thường: sử dụng song song dầu thực vật và mỡ động vật theo tỷ lệ 50:50 hoặc 60:40.

Người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường: chỉ nên dùng dầu thực vật.

Người mắc bệnh tim mạch: dùng hoàn toàn dầu thực vật.

Trên đây là 5 điều Bs Nam chia sẻ để giúp chúng ta có phương pháp chế biến thực phẩm với dầu, mỡ sao cho vừa ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng mà ít ảnh hưởng nhất tới sức khoẻ, hạn chế rủi ro hình thành ung thư.

Khánh Chi 

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !