24 người tử vong do ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay diễn ra tại khu công nghiệp, quy mô lớn
Theo lãnh đạo Cục An toàn Thực phẩm, so với mọi năm, năm nay các sự cố về an toàn thực phẩm diễn ra nhiều ở khu công nghiệp, do thời tiết nóng bức, bảo quản thực phẩm không đảm bảo.
Ngộ độc thực phẩm hay diễn ra tại khu công nghiệp, quy mô lớn
Dù đã có văn bản cấm sử dụng cá nóc nhưng người dân vẫn ăn. Vì cá nóc ngộ độc có thể mang tỷ lệ tử vong cao. Độc tố trong cá nóc nấu 6 tiếng cũng không phai. Vì thế, cá nóc khô vẫn bị ngộ độc. 10 gram đã có thể ngộ độc nên người dân cần bỏ thói quen ăn cá nóc.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện ra, vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Người bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 39 độ C.
Các triệu của ngộ độc thực phẩm thường rất nặng ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên.
Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao làm mất cảm giác khát); mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ một người bị ngộ độc mà trong tình trạng còn tỉnh táo, người phát hiện ra cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt. Cụ thể, bạn có thể dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.
Khi cho bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.
Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ). Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.
Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa.