20 năm chờ công nhận liệt sỹ: Đền ơn đáp nghĩa chính là hãy làm cùng dân

“Nếu thực sự những cán bộ có tâm thì đừng ngồi một chỗ yêu cầu người dân đi làm thủ tục này nọ nữa, hãy trực tiếp đi làm cùng với họ. Đấy mới là hành động cụ thể, thiết thực nhất đối với người có công.”

Đó là trao đổi của ông Nguyễn Hồng Điệp – Vụ trưởng, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) – với PV Infonet xung quanh vụ việc Bộ LĐ-TB&XH và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc hoàn thiện hồ sơ xét công nhận liệt sỹ cho cụ Đinh Thế Phiệt (sinh năm 1917 tại thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Ông Nguyễn Hồng Điệp – Vụ trưởng, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương.

Chính quyền phải có trách nhiệm với người dân

Trước đó, trả lời phỏng vấn của PV Infonet, ông Đào Ngọc Lợi - Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ-TB&XH – khẳng định trách nhiệm lập hồ sơ thuộc về địa phương, cụ thể là Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình, cơ quan này phải có trách nhiệm với gia đình người có công.

Trong khi đó, ông Lâm Xuân Phương – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình lại nói rằng, Sở cần có hướng dẫn cụ thể từ Cục Người có công và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH.

Được biết, sau nhiều năm đi lại, mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng cùng với bao khó khăn và tủi nhục, mới đây gia đình cụ Đinh Thế Phiệt đã gửi đơn kiến nghị và hồ sơ đến Thanh tra Chính phủ.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ), xác nhận với PV Infonet đã tiếp nhận đơn kiến nghị và hồ sơ, Thanh tra Chính phủ sẽ hướng dẫn các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trước mắt, Thanh tra Chính phủ sẽ gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình để chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết cho đúng.

Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, đây không phải là vụ việc khiếu nại thông thường, mà là vụ việc liên quan đến chế độ chính sách của người có công, trong khi đó Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến chính sách đối với người có công.

Qua hồ sơ có thể thấy không phải đến bây giờ gia đình mới đề nghị, mà đã đề nghị từ năm 2001. UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã đề nghị với Bộ LĐ-TB&XH xét công nhận liệt sỹ đối với cụ Đinh Thế Phiệt.

Trưởng Ban Tiếp Công dân Trung ương nhận định, đương nhiên trước khi đề nghị với Bộ thì UBND tỉnh và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Bình phải kiểm tra, tức là phải có hồ sơ.

Căn cứ vào hồ sơ đã tiếp nhận mới chuyển lên Bộ LĐ-TB&XH, Bộ cũng đã kiểm tra hồ sơ và có văn bản hướng dẫn, kèm theo thông báo trường hợp này “đủ điều kiện xác nhận liệt sỹ” theo nội dung Công văn số 79/LĐTBXH-NCC ngày 07/01/2019.

Công văn số 79/LĐTBXH-NCC ngày 07/01/2019 của Bộ LĐ-TB&XH trả lời cháu ngoại cụ Đinh Thế Phiệt.

Để làm được trình tự thủ tục như vậy, các bước tiếp theo Bộ đã chỉ đạo địa phương thực hiện. Tuy nhiên cho đến nay các cơ quan liên quan vẫn không giải quyết.

Bộ LĐ-TB&XH và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nên cho kiểm tra trách nhiệm công vụ

Theo quan điểm cá nhân ông Nguyễn Hồng Điệp, cần phải sớm giải quyết dứt điểm. Dù là lỗi của chính quyền do làm thất lạc hồ sơ, hay do hồ sơ chưa đầy đủ thì chính quyền cũng cần phải làm cho dân bởi đây không phải là lỗi của người dân.

“Nếu thiếu cái gì thì chính quyền phải hướng dẫn và giúp người dân làm. Không chỉ về mặt pháp luật, việc này còn mang tính nhân văn, thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa,” ông Điệp nói.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chính sách cho người có công và công tác đền ơn đáp nghĩa. Tuy nhiên, nếu không làm tốt, dù chỉ một trường hợp, không chỉ những người đang đi đòi lại quyền lợi cho người thân bị mất lòng tin mà sẽ tạo dư luận không tốt trong xã hội.

“Nếu thực sự những cán bộ có tâm thì đừng ngồi một chỗ yêu cầu người dân đi làm thủ tục này nọ nữa, hãy trực tiếp đi làm cùng với họ. Đấy mới là hành động cụ thể, thiết thực nhất đối với người có công,” Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương nói.

“Vấn đề ở đây là chính sách, mà theo quan điểm của tôi không có sự hy sinh nào lớn lao hơn sự hy sinh xương máu. Do vậy càng cần phải làm sớm, thậm chí phải có trách nhiệm làm cho người ta chứ không phải yêu cầu gia đình người ta làm.”

Cũng theo ông Điệp, qua sự việc này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nên cho kiểm tra, thanh tra đối với trách nhiệm công vụ trong vụ việc này.

Tuân Nguyễn
Từ khóa: Đinh Thế Phiệt Nguyễn Hồng Điệp Ban Tiếp Công dân Trung ương Thanh tra Chính phủ Sở LĐTBXH tỉnh Ninh Bình Bộ LĐTBXH Đề nghị công nhận liệt sỹ

Xúc động hình ảnh chiến sĩ cảnh sát cơ động tặng còi cho cháu bé bên đường

Chiến sĩ cảnh sát cơ động bất ngờ lấy chiếc còi trong túi áo, quàng vào cổ cháu bé đang đứng bên đường vẫy chào.

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

MC Tuấn Tú: Vợ đòi chia cát-sê phim của tôi

Diễn viên, MC Tuấn Tú chia sẻ, vợ anh là người hiểu chuyện, thúc đẩy chồng quay lại với niềm đam mê diễn xuất.

Hình ảnh xinh đẹp của BTV Thu Hà thời sự đang tác nghiệp ở Điện Biên

Có mặt tại Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, BTV Thu Hà coi đó là niềm vinh hạnh lớn. Cô gây ấn tượng khi mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

MC Mai Ngọc 'sống tự tin, đẹp chủ động' sau khi chia tay chồng doanh nhân

MC Mai Ngọc luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi sắc vóc gợi cảm và làn da trắng. Cô chia sẻ hiện tại chọn cách sống tự tin, đẹp chủ động.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !