2 điều đặc biệt về lương cơ sở năm 2020
Lương cơ sở tăng có ý nghĩa gì?
Lương cơ sở không chỉ được coi là căn cứ để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, mà còn là căn cứ để tính mức đóng, mức hưởng của nhiều chế độ khác.
Cụ thể như sau:
- Tăng mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức;
- Tăng mức lương hưu với người đang nghỉ hưu;
- Tăng trợ cấp ưu đãi người có công;
- Tăng mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân…
- Tăng một số khoản tiền thưởng với Đảng viên;
- Tắng mức hưởng của các chế độ bảo hiểm tính theo mức lương cơ sở. Ví dụ: Mức trợ cấp thai sản một lần; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp dưỡng sức; trợ cấp tử tuất, mai táng…
Ảnh minh họa. |
Cũng giống như nhiều năm trở lại đây, năm 2020, mức lương cơ sở tiếp tục tăng để cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức cũng như phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ phát triển kinh tế. Thông thường, cách tính của các chế độ này là mức lương cơ sở nhân với một hệ số cố định. Do đó, khi mức lương cơ sở tăng, mức hưởng của các chế độ cũng tăng lên tương ứng.
Vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2019. Do đó, bảng lương cơ sở năm 2020 như sau:
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở |
Từ nay đến 30/6/2019 | 1.490.000 đồng/tháng |
Từ ngày 01/7/2020 | 1.600.000 đồng/tháng |
2 điểm đặc biệt về mức lương này của năm 2020
Mức tăng cao nhất trong vòng 8 trở lại đây
Lương cơ sở liên tục tăng hàng năm, nhưng nếu tính từ năm 2013 đến năm 2019, mức tăng lương cơ sở mỗi năm chỉ khoảng 90.000 đồng/tháng - 100.000 đồng/tháng, thậm chí năm 2016 chỉ tăng 60.000 đồng/tháng (từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng).
Tuy nhiên, với việc tăng lương cơ sở thêm 110.000 đồng/tháng từ 01/7/2020, mức lương cơ sở đã tăng mạnh nhất trong vòng 08 năm qua (từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng).
Là năm cuối cùng mức lương cơ sở còn tồn tại
Theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27, năm 2020 sẽ là năm cuối cùng duy trì cách thức tính lương của cán bộ, công chức, viên chức như hiện nay. Theo đó, mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ vào năm 2021, thay bằng 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ.
Như vậy, sau rất nhiều năm được coi là căn cứ tính lương và nhiều khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức, lương cơ sở sẽ hoàn thành “sứ mệnh” của nó vào năm 2020. Từ năm 2021, một chính sách tiền lương mới chính thức bắt đầu.
Nguồn tham khảo: luatvietnam.vn