2 cụ già 3 lần chết đi sống lại

Đã 3 lần hai bà cụ này "tắt thở" rồi lại sống lại khiến cho gia đình đi hết từ đau khổ sang mừng rỡ. Chuyện thật như đùa này đang diễn ra tại một thôn của huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.

2 cụ già 3 lần chết đi sống lại

Những ngày đầu tháng 7/2012, dư luận tỉnh Thanh Hóa xôn xao về câu chuyện hy hữu có hai cụ bà 3 lần chết lâm sàng sau đó lại sống như thường. Điều đặc biệt là hai trường hợp này diễn ra trong một dòng họ và hai cụ cũng thuộc vào hàng thượng thọ.

Giữa tiết trời oi bức, chúng tôi tìm về thôn 8, xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa để xác thực thông tin về trường hợp có thật 3 lần "chết đi sống lại" của cụ Lê Thị Chênh (SN 1913). Vừa vào tới đầu xã, hỏi nhà cụ, chúng tôi đã được người dân chỉ đường nhiệt tình.

2 cụ già 3 lần bật nắp quan tài sống lại

Chị Trương Thị Quyết (áo vàng), con gái thứ 4 của cụ Chênh kể về những lần về "chịu tang" hụt cụ.

"Nhà ai chứ nhà cụ Chênh thì cả huyện này biết, bởi cụ nổi tiếng với 3 lần bị thần chết từ chối mang đi, chú cứ đi thẳng khoảng 500 mét hỏi rồi người ta chỉ cho", một bà bán hàng tạp hóa đầu xã cho hay. Bước vào tới ngõ, chúng tôi thấy nhà cụ tấp nập, cụ Chênh đang được hàng chục con cháu túc trực bên cạnh, người dân ra vào hỏi thăm.

Theo lời kể của con cháu cụ Chênh, khoảng cuối năm 2009, khi đó cụ vừa bước sang tuổi 96. Trong một trận ốm "thừa sống, thiếu chết", mặc dù được gia đình đưa đi các bệnh viện xa gần cứu chữa, nhưng xác định bệnh già cụ không qua khỏi nên gia đình đã đưa về chờ ngày lo hậu sự cho cụ. Sau khi trở về, cụ được con cháu trông coi, chăm sóc cẩn thận.

Vài ngày sau, khi con dâu cả là bà Nguyễn Thị Lắm (SN 1957), người hằng ngày vẫn vào đỡ cụ dậy ăn uống bỗng phát hiện cụ Chênh đã chết. Toàn thân cụ Chênh lạnh ngắt, cơ quan hô hấp ngừng hẳn, bác sĩ tới kết luận, thân thể cụ Chênh còn sống chỉ còn 3%. Vài ba tiếng sau khi nhận được tin báo, chị Trương Thị Quyết (SN 1967, con gái thứ 4 của cụ Chênh), đang làm công nhân mãi tận miền Nam xa xôi tức tốc cùng chồng con lên máy bay về chịu tang cụ.

Cô Quyết nhớ lại, vừa bước chân vào nhà, cô đã nghe thấy tiếng khóc than của mọi người thân ngay cạnh giường cụ nằm. Nghĩ rằng, phận con cái trước khi cụ nhắm mắt không gặp cụ là phạm tội bất hiếu. Cô Quyết khóc nước nở, ghé sát tai cụ và nói: "Mẹ ơi, con đã về đây rồi nè". Cô Quyết bỗng giật mình khi vừa nói chưa dứt lời thì nhận được lời đáp từ miệng cụ Chênh: "Ừ, mẹ biết rồi!".

2 cụ già 3 lần bật nắp quan tài sống lại

Dù sức khỏe đã yếu đi nhiều sau 3 lần chết đi sống lại nhưng hiện nay cụ Chênh vẫn đang ăn uống được.

Tá hỏa, cả gia đình cùng cô Quyết như người mất hồn liền thử nhịp tim đập và kiểm tra xem "có phải ma nhập vào cụ Chênh không". Nhưng sau đó, ai ai cũng mừng vì cụ đã sống lại, trở về với con cháu.

Bà Lắm nhớ lại, sau lần chết hụt năm đó, cụ Chênh được gia đình đưa đi chăm sóc tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa. Được sự điều trị tích cực của bệnh viện và nhận được sự quan tâm động viên rất lớn từ phía con cháu. Chỉ ít ngày sau, từ tấm thân chỉ còn ở trần gian có 3%, dần dần cụ hồi phục khỏe khoắn trở lại. Ra viện cụ về nhà ăn uống, đi lại bình thường và cái tên "người trời" được người dân tò mò xa gần "phong tặng" cho cụ Chênh.

Cứ tưởng đó là chuyện hiếm gặp ở trần đời thì thêm một lần nữa cụ Chênh lại khiến người dân xôn xao, thậm chí có người đồn cụ khắc chế được “thần chết”.

Lần thứ 2 cụ Chênh "chết" hụt là vào ngày 21 tháng Chạp năm ngoái, đúng ngày đứa con thứ 4 của người con trai trưởng Trương Ngọc Chính (SN 1957) cưới chồng thì đột nhiên cụ Chênh tắt thở.

Ông Trương Ngọc Chính nhớ lại, vào đúng sáng hôm nhà rể chuẩn bị tới đón dâu. Trong khi bàn ghế xếp đã ngay ngắn để đón khách, loa đài hát hò linh đình. Đúng lúc đó, ở nhà dưới bỗng nhiên người con đầu của ông Chính gọi: "Bố ơi, hình như bà chết rồi!".

2 cụ già 3 lần bật nắp quan tài sống lại

Hằng ngày cụ Chênh được con cháu chăm sóc chu đáo.

Mặc dù biết cụ Chênh đã "chết" nhưng vì nhà trai đã đến đầu ngõ để tổ chức đưa dâu, nên gia đình ông Chính đã giữ kín chuyện, coi như chưa xảy ra chuyện gì. Hai tiếng sau khi nhà trai đến đưa dâu đi, gia đình mới quay lại bàn bạc tổ chức "hậu sự" cho cụ Chênh. Bàn ghế, loa đài, bát chén… dành cho tiệc vui, ngay sau đó được dùng làm tiệc hiếu, tiếng vui cười mới trước đó, nhanh chóng nhường chỗ cho tiếng khóc than dành cho người đã khuất.

Biết chắc lần này cụ Chênh "không qua khỏi", gia đình đã chuẩn bị "hậu sự" hết sức chu đáo. Từ giấy mời dự lễ tang, đến bàn ghế, chén bát, loa kèn… đã được lên danh sách đâu vào đó và chỉ còn được giờ để báo cáo với hàng xóm láng giềng.

Sau khi nhận được tin mẹ chết, cô Trương Thị Quyết cùng chồng con lại tức tốc lên máy bay về chịu tang mẹ lần hai. Nghĩ lần này cụ Chênh không qua khỏi thật nên ai ai trong nhà cũng buồn rầu, thương tiếc cho người quá cố.

Tuy nhiên, đề phòng sự cố như lần trước, gia đình đã đợi đến gần một ngày sau đó mới làm lễ nhập quan cho cụ. Trong lúc bà con chòm xóm, anh em họ hàng đang chuẩn bị làm lễ nhập quan, con cháu đang khóc nức nở bên giường cụ nằm, bỗng nhiên, người cháu trai đích tôn ngồi bên cạnh cụ phát hiện mắt cụ nháy nháy, vài ngón tay cử động, liền hô to: "Mẹ ơi, mắt bà giật giật kìa!".

Sau khi nghe thấy vậy, mọi người đang làm thủ tục khâm liệm liền bỏ chạy hết, nghĩ là ma hiện về nên chẳng ai dám lại gần. Được vài phút sau, cụ Chênh cử động mạnh, đòi nước, khi đó mọi người mới tả hỏa ra: "Cụ đã sống lại". Sau khi được mọi người chăm sóc, cụ Chênh lại khỏe lại như chưa có chuyện gì xảy ra.

Bước sang năm 2012, cũng là khi cụ Chênh vừa tròn 99 tuổi, sức khỏe của cụ không còn như xưa nhưng tinh thần của cụ rất thoải mái, minh mẫn. Cụ sống với người con trai trưởng trong một gia đình sống chung 4 thế hệ nên cụ luôn được các con cháu quây quần nói chuyện và chăm nom chu đáo.

Không ai nghĩ cụ có thể làm nên "kỳ tích" 3 lần "chết đi, sống lại" như vậy và người dân nghĩ rằng, chắc cả đời cụ Chênh ăn ở hiền lành nên được trời thương, cho sống thêm. Nhiều người thì lại nói quá lên rằng cụ có thể là "tiên".

Gia đình cụ Chênh cho biết, vào đúng những ngày mùa, việc đồng áng tất bật từ sáng sớm đến khuya. Người con dâu cả là bà Lắm cho cụ ăn cháo sáng xong, sau đó cả gia đình ra đồng. Hôm đó chỉ còn cô Quyết, mới từ miền Nam về chơi đang chuẩn bị hành lý để đi thăm họ hàng xa gần.

Chuẩn bị đồ xong, cô Quyết vào chào cụ bà, thì phát hiện cụ không còn cử động, mạch đập rất yếu, cơ thể lạnh như “giá đồng”. Chỉ vài phút sau đó, nhận được tin báo, cả gia đình chạy về kiểm tra thì cụ Chênh đã chết hẳn nhịp tim không còn đập, cơ quan hô hấp cũng không còn hoạt động…. Một bác sĩ quân y đã về hưu và cũng là con cháu của cụ sang bắt mạch kiểm tra thì cho biết: "cơ thể cụ chỉ còn sống thoi thóp, mọi người chuẩn bị hậu sự là vừa".

Lần này gia đình cũng đề phòng chuyện cụ Chênh “chết giả” nên mãi tới ngày hôm sau, tức gần 24h sau cả nhà mới bàn tính đến chuyện "lo hậu sự" cho cụ. Trong gần 24 tiếng đồng hồ, con cháu ngồi bên cạnh thoa bóp tay chân cho cụ, nghĩ lần này cụ đã “chết thật” nên gặp “giờ đẹp” gia đình chuẩn bị tổ chức hậu sự lần 3.

2 cụ già 3 lần bật nắp quan tài sống lại

Ông Trương Ngọc Chính, con trai trưởng của cụ Chênh: "Chỉ có chăm sóc tốt, bồi dưỡng khẩu phần ăn, tạo tinh thần thoải mái thì các cụ già sẽ sống được lâu bên con cháu".

Biết cụ không qua khỏi, nên gia đình đã tổ chức cho cụ ăn muối, gạo (theo phong tục dành cho người chết). Rạng sáng ngày hôm sau, trong lúc con cháu đang túc trực canh bên cụ, ở ngoài công việc tổ chức "hậu sự" cho cụ đã hoàn thành.

Cô Quyết nhớ lại, đêm hôm đó, đang ngồi gục bên cạnh giường cụ Chênh nằm, bỗng nhiên người con gái út của cụ phát hiện mắt cụ bỗng nhiên mở trừng, rồi lại nhắm lại. Chỉ vài giây sau, họ nghe thấy tiếng thốt ra nghe không rõ từ miệng cụ Chênh: “Mặn quá!”.

Khi đó vào khoảng 3h sáng, vì mệt quá nên mọi người đã ngủ thiếp đi. Tưởng là "hồn ma" cụ Chênh hiện về nên cô Quyết la lên, mọi người chạy tán loạn khắp nơi. Mãi tới 5 – 10 phút sau, sau khi biết là cụ sống lại nên con cháu mới dám lại gần.

Đến lần này thì cả đại gia đình cụ, bà con hàng xóm xung quanh đều không ai dám tin vào sự thật hiển hiện trước mắt. Tất nhiên ai ai cũng mừng rỡ vì cụ sống lại, nhưng xung quanh đó cũng có nhiều câu chuyện đồn thổi.

Thế nhưng trường hợp của cụ Chênh cũng chưa phải là "độc nhất" trong đại gia đình cụ. Ông Chính, con trai trưởng của cụ Chênh cho chúng tôi hay, bác gái dâu của ông Chính là Lê Thị Cầm cũng từng 3 lần “chết đi sống lại” như cụ Chênh. Tuy nhiên sau 3 lần như thế, cụ Cầm đã mất vào tháng 8/2011, hưởng thọ 100 tuổi.

Ông Trương Ngọc Chính cho biết, hằng ngày gia đình vẫn thường xuyên giữ chế độ ăn hợp lý cho cụ, thường xuyên thay đổi các thành phần ăn, để đảm bảo chất dinh dưỡng. Điều đặc biệt là, mặc dù sống trong một nhà với 4 thế hệ nhưng không khí gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm.

Ông Lê Huy Thủy, trưởng thôn 8 cho rằng, cụ Chênh từ khi còn khỏe mạnh, được mọi người biết đến là người sống mẫu mực, chịu khó chăm sóc con cháu nên chắc có lẽ "cụ sống có đức nên trời mới thương, cho sống dài thêm".

Chia tay gia đình cụ Chênh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi cụ đã 3 lần "chết đi sống lại". Thế nhưng, đang trong cơn mê sảng, cụ vẫn biết được lời chúng tôi chào cụ lúc ra về!

DUY CẢNH

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !