"15-20% mẫu nước và dịch lọc chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng"

Trung bình 15-20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng chủ yếu do chưa tuân thủ đúng các quy trình sát trùng hệ thống xử lý nước, máy thận, hệ thống ống nước - theo Trưởng Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai
Sau sự cố chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình xảy ra từ tháng 5/2017, đến nay các chuyên gia về thận nhân tạo vẫn liên tục lên tiếng cảnh báo về hệ thống nước RO trong chạy thận nhân tạo là “sống – còn” với bệnh nhân.

Chạy thận nhân tạo nguồn nước cực kỳ quan trọng. Nhân viên kiểm tra chỉ số nguồn nước.

Tại hội thảo khoa học an toàn trong thận nhân tạo "Ứng dụng nước RO - dịch lọc trung tâm" ngày 31-10, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo.

Nước RO trong Thận nhân tạo quan trọng vô cùng. Người bình thường cần 2 lít nước mỗi ngày cả tuần mới chỉ có 15 lít nước nhưng bệnh nhân chạy thận trong 4h/lần chạy tiếp xúc với 120 lít nước. Mỗi tuần bệnh nhân chạy 3 lần tương đương với 360 lít nước.

Trong khi đó, với người chạy thận nhân tạo  nước tiếp xúc với máu trực tiếp và bất cứ thay đổi nào ở dịch lọc thận có thể gây nguy hiểm nên nước RO vô cùng quan trọng.

Trong dịch lọc, ngoài 120 lít dịch lọc thì bệnh nhân còn tiếp xúc từ 15 – 27 lít truyền thẳng vào máu nếu nước RO không đảm bảo sẽ gây sốc phản vệ.

Theo báo cáo của TS Dũng, trung bình 15-20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuân thủ đúng các quy trình sát trùng hệ thống xử lý nước, máy thận và hệ thống ống phân phối nước.

Do vậy, để đảm bảo an toàn trong lọc thận nhân tạo, hạn chế hậu quả do nhiễm khuẩn nước và dịch lọc, bác sĩ Dũng khuyến cáo các bệnh viện cần phải có người chuyên trách về hệ thống xử lý nước và người này cần được đào tạo liên tục.

Cùng đó, định kỳ thử test nước và dịch lọc tại các vị trí quy định, định kỳ khử khuẩn hệ thống ống dẫn nước, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký nước…

PGS Hà Hữu Tùng – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp 1, là bệnh viện đầu tiên ở miền Bắc đầu tư hệ thống lọc hệ thống máy thận – nước RO – dịch lọc trung tâm trong lọc máu, cũng là bệnh viện đầu tiên tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng được hệ thống pha dịch trung tâm, nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

Qua 15 năm thành lập, PGS Tùng cho rằng trước đó vẫn xuất hiện các ca bị biến chứng lẻ tẻ, nhẹ. Đến năm 2019, Bệnh viện Nông nghiệp lựa chọn việc lựa chọn hệ thống lọc máu khép kín. Với mục đích giảm thiểu tố đa rủi ro, tai biến cho người bệnh trong lọc máu, giảm nhân lực và giảm chất thải trong y tế.

Từ khi mới thành lập chỉ có 15 máy chạy thận cũ được tài trợ, 2 bác sĩ, 9 điều dưỡng thì đến nay có 4 bác sĩ, 14 điều dưỡng. Máy lọc thận đã tăng lên 36 máy phục phụ bệnh nhân.

Khoa đang quản lý điều trị nội trú 200 bệnh nhân từ Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, mỗi năm lọc khoảng hơn 3 vạn lượt. Lọc máu cấp cứu cho các khoa khoảng trên 100 ca.

So với các nước khác chi phí lọc máu thận nhân tạo ở Việt Nam chỉ bằng 1 nửa. Chính vì thế, chi phí vận hành đầu tư cho thận nhân tạo thường không được các bệnh viện mặn mà vì thu hồi vốn lâu. Tuy nhiên với việc đưa hệ thống lọc trung tâm vào hoạt động, hàng trăm bệnh nhân của khoa Thận nhân tạo sẽ được hưởng chất lượng tốt nhất.

K.Chi
Từ khóa: hệ thống chạy thận chạy thận nhân tạo bệnh nhân chạy thận nhân tạo chạy thận nhân tạo

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

Đang cập nhật dữ liệu !