14 lần ước mơ làm bố không thành của người cựu binh mù

11 lần vợ vượt cạn là từng đấy lần hai vợ chồng tự tay chôn cất các con. Quá đau đớn, người vợ mắc bệnh suy thận rồi bỏ ông lại một mình...

Đó là câu chuyện về người cựu binh mù Lê Văn Lớp (sinh năm 1953) xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Suốt cuộc đời cống hiến, hy sinh cho đất nước của ông được Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình ghi công bằng tám chữ vàng danh dự “Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội”.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông vào một chiều mưa bão tháng bảy, trong ngôi nhà mái ngói đơn sơ. Thỉnh thoảng tiếng cười lại được cất lên mỗi khi ông kể về đồng đội, về đàn cháu chắt xung quanh mình. 

Bằng chất giọng mang đặc trưng của người Thái Bình, ông giới thiệu cuốn kỷ yếu về đại đội tên lửa chống tăng B72, trung đoàn 371 thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh, về những hồi ức một thời oai hùng, những tâm sự, những mất mát hy sinh được những người đồng đội từ chiến trường trở về ghi lại. 

Nhưng ít ai biết rằng đằng sau nụ cười đó đã có một thời gian dài ông ngập chìm trong bi kịch gia đình khi bản thân ông bị mù, vợ và 11 người con không thể cùng ông đi hết cuộc đời. 

14 lần ước mơ làm bố không thành của người cựu binh mù - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Lịnh là người dẫn ông Lê Văn Lớp đi lại hàng ngày

Bi kịch của một gia đình

Trở về từ sau chiến trường ác liệt, chàng trai trẻ Lê Văn Lớp bắt tay vào việc vỡ đất, trồng cây, làm tròn đạo hiếu với cha mẹ già. Năm 1976, ông và bà Nguyễn Thị Dung (sinh năm 1954) nên duyên vợ chồng. Những tưởng hạnh phúc từ đây sinh sôi nảy nở nhưng có ai ngờ rằng cũng từ đây chuỗi bi kịch cuộc đời ông bắt đầu.

Cùng năm đấy, khi đứa con đầu lòng ra đời, vợ chồng ông háo hức chờ đợi, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu mơ ước bỗng chốc vụt tắt khi cô y tá cho biết cháu bị dị tật bẩm sinh, không có đầu, không chân chỉ có duy nhất cánh tay được mọc ra trên hình hài bé nhỏ. Quá đau đớn vợ ông ngất lịm đi.

Không từ bỏ ước mơ được làm bố, cho đến khi vợ sinh hạ lần thứ năm nhưng vẫn không thành, ông thật sự bi quan. Ông tâm sự “Khi sinh đến cháu thứ 5 tôi quá chán nản. Hơn thế, bà con hàng xóm không hiểu chuyện lại bàn ra tán vào làm cho gia đình tôi càng thêm tuyệt vọng”.

Thời đấy, ông chưa từng nghe đến cái tên chất độc hóa học, chất độc da cam nên cũng chưa từng nghĩ nguyên nhân của những lần vợ sinh nở không thành là do mình. Ông tìm mọi cách chạy chữa cho vợ. 

Gia sản có gì đáng giá ông đều bán hết, từ ao cá cho đến mảnh đất đang sống ông cũng bán đi một nửa. Dù hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông cũng nhận nuôi cháu bé 5 tuổi, mồ côi cha mẹ về chăm sóc như con cái trong nhà. Đây cũng là khoảng thời gian thị lực của ông giảm đi trầm trọng, mọi thứ xung quanh cứ mờ dần, phải một lúc lâu sau mới định hình được. Nhưng vì chẳng còn tâm trí nghĩ cho mình nên ông để mặc. 

Năm 1986, vợ ông trở dạ đứa con thứ 8 đúng vào đêm cơn bão số 5 đổ bộ vào quê ông. Do thị lực giảm, không còn nhìn rõ mọi thứ nên ông phải nhờ anh em hàng xóm đưa vợ lên trạm xá còn ông và con gái ở nhà chèo chống bão. Căn nhà tranh vách đất vốn ọp ẹp từ lâu nay thêm trận bão đổ sập xuống. 

Nhà sập, hai cha con chỉ còn biết ngồi dưới bếp đợi đến khi trời sáng. Cũng từ cơn bão năm 1986, ông hoàn toàn không nhìn thấy ánh sáng. Giữa lúc vợ con đang cần ông bên cạnh thì đôi mắt của ông không nhìn thấy gì. Ông như hóa điên, bao nhiêu câu hỏi cứ bủa vây tâm trí ông, tại sao cuộc đời lại cay nghiệt đối với ông như vậy? Tại sao lại là ông?

Cuộc sống cứ thế trôi đi, bao nhiêu hi vọng rồi lại tuyệt vọng, nỗi đau khổ càng thêm chất chồng sau mỗi lần chính tay ông phải lo hậu sự và chôn cất các con. 11 người con lần lượt ra đời nhưng không một đứa con nào ở lại với bố mẹ. Các cháu sinh ra không được trọn vẹn, có cháu không một tiếng khóc chào đời. Đau đớn hơn, có những cháu khi sinh ra chỉ là một cái bọc bùng nhùng không rõ hình hài. 

Đau lắm chứ, có người bố người mẹ nào không đau khi các con mình đứt ruột sinh ra lại như thế. Nhưng nước mắt của những ông bố bà mẹ đó đã chảy ngược vào trong khi cứ tiếp nối những nỗi đau như thế.  

14 lần ước mơ làm bố không thành của người cựu binh mù - ảnh 2
Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình ghi nhận công lao của ông bằng tám chữ vàng danh dự “Trọn nghĩa nước non, vẹn tình đồng đội”.

Gian nan con đường chứng minh mình

Nhà bị sập, ông mất hết giấy tờ. Tài sản duy nhất ông còn giữ được là giấy chứng nhận huân chương giải phóng. Thấy gia cảnh hai vợ chồng quá khó khăn, nhiều người mách ông tìm lại những đồng đội cùng chiến đấu nơi chiến trường đứng ra làm chứng. Hai vợ chồng lại dìu dắt nhau đi khắp nơi. Sang xã Chí Hòa, xã Dân Chủ rồi lại xuôi về Ninh Bình để tìm đồng đội. 

Sau này, ông được hưởng tiền bảo trợ mỗi tháng 84.000 đồng. Số tiền chẳng nhiều nhặn gì nhưng đối với vợ chồng ông cứ có cơm ăn hai bữa, ngày hai lần đỏ lửa, không phải ăn sung cho qua bữa là vui lắm rồi.

Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, năm 1997, một bác sỹ về thăm gia đình ông rồi tiến hành lấy mẫu máu gửi sang nước ngoài giám định. Lúc đấy ông mới biết mình bị nhiễm chất độc da cam dioxin và được xét hưởng chế độ chất độc da cam loại một.

Từng đấy năm chinh chiến trên chiến trường, gian khổ ác liệt của chiến tranh không làm ông chùn bước, nhưng người lính bộ đội cụ Hồ đó đã gục ngã trước số phận cay nghiệt của mình. Năm 2001, người vợ đã cùng ông trải qua bao khó khăn, khổ cực đã vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh suy thận nặng và viêm nhiễm do sinh nở nhiều lần. Bản thân ông không nhìn thấy gì. Đau khổ tột cùng, đã có lúc con người ấy nghĩ đến cái chết để được giải thoát nhưng rồi nghĩ đến con gái nuôi, ông lại cố gắng. 

14 lần ước mơ làm bố không thành của người cựu binh mù - ảnh 3
Huy chương kháng chiến do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng cho đồng chí Lê Văn Lớp

Hai con người cô độc tìm đến nhau

Năm 2002, được bạn bè, anh em động viên, ông đi thêm bước nữa với bà Nguyễn Thị Lịnh (sinh năm 1959) là thanh niên xung phong, đồng thời cũng là người cùng làng. Cảm thông trước hoàn cảnh của ông, bà Lịnh bỏ qua mọi lời khuyên ngăn từ phía gia đình để đến với con người đau khổ này.

Từ khi chuyển về ở chung khao khát có một đứa con để vui lúc tuổi già lại trỗi dậy trong con người ông. Tuy nhiên, cả ba lần mang thai bà Lịnh đều không giữ được.

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, ông Lớp cho biết bà Lịnh là người giúp đỡ ông trong lúc khó khăn nhất nhưng lại là người chịu nhiều thiệt thòi. Hiện nay, bà không được hưởng bảo hiểm y tế. 

“Trường hợp của tôi quá nặng nên không cần đi giám định hàng năm. Tuy nhiên, vì không giám định hàng năm nên tôi không được cấp quyết định để làm bảo hiểm cho vợ. Hiện nay, cô ấy vẫn chưa được hưởng bảo hiểm của người chăm sóc”. Mong muốn vợ được hưởng chế độ bảo hiểm như đáng ra bà vốn được hưởng là mong muốn chân thành của người cựu binh năm nào.

Chiến tranh đã lùi xa, những đau thương mất mát cũng phần nào lắng lại, cô con gái mà ông bà chăm sóc đã yên bề gia thất. Trong ngôi nhà bé nhỏ đó, có hai con người cô đơn đang dựa vào nhau, động viên nhau sống tốt. Mong rằng, những đau thương từ đây sẽ chấm dứt và tiếng cười sẽ còn mãi trong ngôi nhà ấm áp tình thương yêu đó.

Đắc Chuyên – Lại Hà

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !