100 bạn trẻ "cứu cá chép" trên cầu Long Biên
Theo phong tục, ngày 23/12 (âm lịch) ông Công, ông Táo về chầu trời bằng cá chép. Chính vì vậy, trong ngày này người dân đã phóng sinh cá chép như một nét văn hoá truyền thống. |
Tuy nhiên, những năm gần đây, phong tục này bị lạm dụng và bị làm xấu bởi hình ảnh cá chép bị mắc kẹt trong túi nilon khi được thả xuống nước. |
Một số người cẩn thận hơn thì không đựng cá trong túi nilon mà đựng cá trong bình, khay nước rồi mang ra thả xuống. |
Nhưng tại một số địa điểm người dân hay thả cả như cầu Long Biên, Chương Dương… với chiều cao từ cầu xuống mặt nước thì hầu hết những chú cá chép này đều không sống được. |
Chính vì vậy, nhiều nhóm bạn trẻ đã tập trung đến những địa điểm trên để tìm cách "cứu cá". |
Phương án thông dụng nhất là xin cá, đặt vào xô rồi ròng dây thả xuống mặt nước. |
Khi xuống gần đến mặt nước rồi mới thả cá thì những chú cá chép này mới làm tròn "bổn phận" đưa ông Công, ông Táo về trời. |
Nhóm Cá chép (tên của nhóm các bạn trẻ) kêu gọi không thả túi nilon đã thực hiện chiến dịch từ 3-4 tháng trước khi đến dịp ông Công ông Táo. Đó là thời gian để các bạn chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động. |
Các hoạt động của nhóm bạn trẻ này bao gồm đạp xe khắp các phố Hà Nội để vận động người dân, dán poster ở bảng thông báo các tổ dân phố, hay trong những quán café. |
Nhóm tình nguyện cũng chốt tại các vị trí cầm biển tuyên truyền trực tiếp tại những điểm như hồ Thiền Quang, cầu Long Biên... và trực tiếp xin rác của những người đang chuẩn bị... thả cá. |