Xuân mới nơi xóm chài ở lưng chừng núi

Lang thang Tây Nguyên, ngoài những buôn làng lấp ló sau những ngọn đồi, ta lại bắt gặp những làng chài nho nhỏ lênh đênh trên các hồ thuỷ điện. Họ không khoác trên mình những màu áo đồng bào Tây Nguyên, mà họ từ những mảnh đất miền Tây, miền Trung.

Đêm lênh đênh trên hồ thuỷ điện

Đứng giữa cầu số 22 nằm trên Quốc lộ 27, thu vào tầm mắt chúng tôi là xóm chài Buôn Ba Jang (xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng. Trên mặt nước yên bình, những nóc nhà bè xếp hàng dài, tiếng xuồng máy rẽ nước, sóng dập dềnh, xóm chài Buôn Ba Jang hiện ra như một bức tranh.

Người dân buôn bán cá vào buổi sáng.

Xóm chài Buôn Ba Jang được thành lập hơn 6 năm nay. Đó là lúc thủy điện Buôn Tua Sar đóng nước, khiến cá tôm nhiều vô kể, người dân từ các miền kéo đến lập làng, lập xóm đánh bắt cá mưu sinh. “Trước đây, thủy điện Buôn Tua Sar cá, tôm nhiều vô kể. Mỗi đêm, một người có thể kiếm từ 1 đến 2 triệu đồng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, gần đây người giỏi chỉ kiếm được từ 200 đến 500 ngàn đồng mỗi đêm đã là giỏi lắm rồi. Có khi lại về tay không”, Cường – một ngư dân trẻ của làng chài cho biết.

Phía trước chúng tôi, lòng hồ thủy điện rực rỡ ánh sáng như một thành phố. Trên lòng hồ có hàng trăm chiếc gió đèn được thắp điện từ sớm để săn mồi cho cá bống tượng (gió đèn là những cái bẫy được người dân tạo ra trên mặt hồ, tối lại người ta dùng bình ắc quy thắp sáng một bóng đèn ở giữa, thấy ánh điện, các loại phù du bay vào rớt xuống nước  thu hút các loại cá nhỏ bơi vào ăn. Sau khoảng 5 tiếng, cá tập trung đông ăn mồi, người dân quay lưới lên để thu gom).

Không cần ánh đèn chỉ đường, các “ngư dân” cứ thế chèo xuồng về vị trí định sẵn. Đến nơi, ba xuồng ráp máy kích điện, tay cầm vợt, tay cầm cần xua cá. Tiếng điện phóng ra kêu rè rè, cá bị kích điện, bất động trong nước, Cường - một ngư dân trẻ của làng chài đưa vợt, vớt từng con ném lên khoang xuồng. “Trước đây cá nhiều ngư dân bắt bằng lưới và câu. Tuy nhiên, khi cá cạn dần, người dân dùng điện kích mới bắt được cá. Biết là bị cấm sử dụng nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người dân không biết cách nào hơn”, người đàn ông tên Thanh phân trần.

Khi được hỏi về việc đón Tết, ông Thanh – một lão nông của lòng hồ cho biết: “3 năm nay, năm nào chính quyền cũng đến chúc Tết, hỗ trợ tiền gạo của chính phủ cho dân ăn Tết. Năm ngoái, nhiều đoàn hảo tâm đến cho tiền, gạo, thức ăn nhiều lắm. Chúng tôi càng ngày càng thấy cái Tết ấm cúng hơn xưa”.

Phận người, đời sông

Toàn cảnh xóm chài Buôn Ba Jang trong ánh hoàng hôn.

Không chỉ những lòng hồ thuỷ điện tại Đắk Kắk, tại lòng hồ Sê San (Gia Lai) rộng lớn, hơn ba chục nóc nhà với hơn phân nửa là người ở các tỉnh Miền Tây về đây hội tụ. 6-7 năm “du ngư” trên đất này, anh Bảy Thuộc, người quê An Giang, cùng vợ và con đến lòng hồ này vào 7 năm trước cho biết: “Theo nghiệp những con thuyền đi ngược, gia đình 5 người nhà mình lại cắm bè giữa dòng Sê San mưu sinh như những con rái cá. Có hồi, cơ quan chức năng cứ phát hiện người ở trên lòng hồ là xua. Có lúc bỏ bè… như đi lánh nạn. Người ta đuổi bên Kon Tum là chạy sang Gia Lai và ngược lại. Phận người không hộ khẩu ở đây trước đây là thế…”, anh Bảy Thuộc nhớ lại.

Trên lòng hồ Sê San, hơn một trăm cư dân phiêu bạt từ khắp các nơi đến, sống bập bềnh chìm nổi theo con nước đầy vơi. Họ gắn bó cả đời với nghề đánh bắt cá, nhưng tận sâu trong lòng vẫn mơ ngày thoát kiếp phận đời sông nước lênh đênh. Đêm nhậu trên bè nổi, rượu không nhiều nhưng chuyện thì không dứt được bởi người theo nghiệp sông nước thì hào sảng lắm. Gặp nhau nói chuyện hợp là nhậu, dân miền Tây vốn thế. Chỉ cần bắc loa lên bật còi hụ rồi gọi hai tiếng “nhậu đê” là ai cũng cầm mồi đến góp vui, chả cần lý do… Tiếng nói các vùng miền, từ Huế, Quảng Bình cho tới miền Tây… như hòa vào nhau trong men say, khiến lòng người xa xứ càng thêm xốn xang!

Đêm trên lòng hồ, nơi những con nước chảy ngược khi các dòng sông vắt qua Trường Sơn đổ về đây trước khi sang biên giới đổ vào nước bạn. Lần đầu nằm nhà nổi, sóng nước mênh mang gõ vào những thanh gỗ mục nghe lẹp xẹp thật khó khăn với những người thành thị muốn ngủ như chúng tôi. Thảng hoặc, một chiếc xuồng lại nổ máy phá vỡ không gian tĩnh mịch của màn đêm bao la để thu lưới bắt cá. Tháng 12, trời đã trở lạnh, những ngư phủ co ro trước mỗi cơn gió rít của núi rừng. Nhìn những vết chai tay, chai chân dù dày đến nỗi ngâm mình trong nước cũng không thể làm da nhăn lại của những người đàn ông nơi đây mới càng thấm thía cảnh “phận người, đời sông”.

Phá tan không khí tĩnh lặng, tôi hỏi vợ của anh Bảy Trí: “Tết có đưa các cháu về quê không?”. Vợ anh Trí nhìn chúng tôi chỉ biết cười trừ rồi lặng lẽ nhìn ra con nước: “Năm nay là năm thứ 3 không về nhà chơi Tết. Sáp chúng nó (chỉ những đứa con) nhỏ quá đi xe không tiện”. “Năm nay được ổn định hơn năm trước. Giờ không phải chạy lòng vòng khi bị lực lượng chức năng xua đuổi, bởi họ hiểu chúng tôi chả có chỗ mà chạy. Thế nên cả năm nuôi được lồng bè cá rô phi, diêu hồng chắc có nguồn thu sắm Tết. “Cũng như trên bờ, Tết thì gói vài cặp bánh tét, mua sắm ít mứt kẹo rồi đợi đêm Giao thừa. Mấy năm nay, cán bộ chính quyền cũng đến chúc Tết, hỗ trợ tiền, gạo, thức ăn nên cái Tết cũng vui hơn và bọn nhỏ cũng đỡ cực  hơn”, anh Bảy Trí chia sẻ.

Con nước cứ mênh mông chảy. Đi và gặp nhiều làng chài trên Tây Nguyên tôi mới thấy, dân chài lưới đóng bè ở đâu thì đó đã là quê hương rồi…

Tâm Vũ

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !