"Xóa" làng phong Hoà Vân

Ngày 25/8 đã trở thành dấu mốc lịch sử đối với người dân ở làng phong Hoà Vân (còn gọi là làng Vân, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) khi được thoát khỏi cuộc sống biệt lập nơi ốc đảo giữa vịnh Đà Nẵng để được hoà nhập cộng đồng.

"Xóa" làng phong Hoà Vân

>> Đà Nẵng: 88 tỉ đồng giải toả mặt bằng dự án làng Vân

`Xóa` làng phong Hoà Vân

Người dân làng Vân hồ hởi rời khỏi cuộc sống biệt lập để về nơi ở mới - Ảnh: HC

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, làng Vân vốn như một “ốc đảo” giữa vịnh Đà Nẵng đã trở thành nơi “trú ẩn” cho những người bị bệnh phong từ nhiều miền quê như Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa thiên - Huế, Quảng Trị… Cách đây không lâu, bệnh phong từng bị coi là một trong “tứ chứng nan y”.

Tuy nhiên từ tháng 4/1998, tất cả bệnh nhân ở làng Vân đều đã điều trị hết bệnh, trả về cộng đồng và ở đây không còn bệnh nhân phong, “làng phong” Hoà Vân cũng đã giải thể. Chỉ còn một số người bị di chứng do trước đây chậm phát hiện và điều trị là được Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu quản lý, chăm sóc và họ không còn khả năng lây bệnh.

Sau nửa thế kỷ sống tách biệt với thế giới bên ngoài, ngày 25/8 đã trở thành "dốc mấu lịch sử" khi 37/142 hộ dân làng Vân đã chính thức chuyển vào sinh sống tại khu nhà liền kề ở khu dân cư Hòa Hiệp (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) trong niềm vui ngập tràn hạnh phúc. Các hộ còn lại sẽ tiếp tục chuyển vào trong ngày mai (26/8).

`Xóa` làng phong Hoà Vân

Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đưa người dân làng Vân về nơi ở mới - Ảnh: HC

Điều này cũng đánh dấu sự thành công chủ trương của lãnh đạo TP Đà Nẵng đưa người dân làng Vân vào đất liền để được sự hoà nhập với đời sống cộng đồng, tiếp cận dễ dàng, đầy đủ hơn các mặt văn hoá, y tế, giáo dục… Chủ trương này vốn đã có từ năm 2006, đến năm 2011 mới được triển khai đồng bộ thì bất ngờ gặp phải phản ứng quyết liệt của một số hộ dân tổ 14 (phường Hoà Hiệp Nam) vì “không đồng ý sống chung với những người mang mầm bệnh có tính lây nhiễm cao”. Phải sau rất nhiều nỗ lực thuyết phục của các cấp, các ngành hữu quan thì các hộ dân này mới đồng thuận.

Hai phương án thực hiện tái định cư cho cư dân làng Vân đã được triển khai, gồm giao đất để người dân xây dựng nhà ở và bố trí nhà ở liền kề. Hộ đăng ký nhà liền kề sẽ được bố trí 1 gian nhà liền kề tập trung tại phường Hòa Hiệp Nam (được hỗ trợ 100% giá trị xây dựng nhà và được hỗ trợ 50% giá chuyển quyền sử dụng đất theo giá quy định của UBND TP). Hộ đăng ký nhận đất tái định cư sẽ được bố trí 1 lô đất tái định cư hộ chính đường 5,5m tại dự án khu dân cư phía bắc Trường Cao đẳng Giao thông vận tải (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu).

Tuy nhiên, từng trường hợp cũng có sự quan tâm về chính sách tái định cư linh hoạt như các hộ gia đình có đông nhân khẩu, có con đã lập gia đình trước thời điểm giải tỏa và đã được bố trí đất tái định cư sẽ được bố trí thêm 1 gian nhà liền kề. Đối với hộ đã được bố trí nhà liền kề sẽ được bố trí thêm 1 lô đất hộ phụ đường 5,5m tại khu vực phường Hòa Hiệp Bắc. Những người đang điều trị bệnh sẽ được bố trí vào khu chữa bệnh tập trung dành cho bệnh nhân phong.

`Xóa` làng phong Hoà Vân

Và tặng quà cho người dân làng Vân đang bắt đầu một cuộc sống mới - Ảnh: HC

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng, đơn vị được giao xây dựng khu nhà liền kề để bố trí tái định cư cho người dân làng Vân cho hay, có tổng cộng 114 căn nhà (4,5 x 15m) gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn cùng sân vườn phía trước, sân phơi. Hệ thống đường giao thông, cấp nước, cấp điện... được xây dựng đồng bộ. Nơi đây còn có nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời công ty cũng ủng hộ trồng thêm cây xanh...

Vừa bước chân đến ngôi nhà mới khang trang, vợ chồng ông Trần Ngọc Lạc (70 tuổi) và bà Dương Thị Trang (60 tuổi), vui mừng xúc động đến chảy nước mắt. “Hơn 44 năm sinh sống nơi hẻo lánh ở làng Vân, ước mơ vào sinh sống trong khu dân cư đông đúc của vợ chồng già chúng tôi đã thành hiện thực” - cụ ông Trần Ngọc Lạc tâm sự. Bà Nguyễn Thị Hai bộc bạch: “Chúng tôi đã khỏi bệnh hơn 10 năm, sống ở làng Vân quá lâu, thèm được trở lại nơi đông đúc để nghe tiếng xe, nhìn thấy phố xá, mong mọi người đừng xa lánh chúng tôi”. Hỏi về căn nhà mới, bà Hai òa khóc: “Đẹp quá, sướng quá chú nờ”.

Ông Nguyễn Văn Xứng, trưởng thôn Hoà Vân, tâm sự: “Người làng Vân chỉ mong bà con ở nơi mới sẽ không đối xử miệt thị với người làng phong là chúng tôi thấy hạnh phúc lắm rồi. Con cháu chúng tôi cũng có được tương lai tươi sáng”. Bí thư quận Liên Chiểu Phan Văn Tâm nhấn mạnh: “Mọi người hãy mở rộng vòng tay đón nhận, cưu mang người dân làng Vân, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng”.

`Xóa` làng phong Hoà Vân

Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN TP Đà Nẵng Nguyễn Đăng Hải tặng vật dụng sinh hoạt gia đình cho các hộ dân làng Vân - Ảnh: HC

Nhân dịp này, UBND TP Đà Nẵng đã trao tặng vật dụng sinh hoạt gia đình như bàn ghế, giường, chiếu, chăn màn... với tổng trị giá 300 triệu đồng cho người dân làng Vân. Uỷ ban MTTQ TP cũng tặng 100 triệu đồng, UBND quận Liên Chiểu tặng 50 triệu đồng và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng tặng 12 triệu đồng để người dân làng Vân mua sắm vật dụng cho nơi ở mới.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !