"Vua rái cá" trên đảo Lý Sơn

Từ Bắc chí Nam, từ Bạch Long Vỹ, Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cù Lao Xanh… cho đến vùng đảo Thổ Châu - Phú Quốc, đảo nào ông cũng đã từng “ngụ cư”, ít thì một năm, nhiều thì 3 năm. Tất cả các đảo đều quen thuộc với ông như dải đất quê nhà. Ông cứ y như một con “rái cá”, lúc ẩn lúc hiện dưới nước, khi thì đoạt giải quán quân lặn ở độ sâu 75m, khi thì đụng độ “cọp dữ” biển Đông mà không chút sợ hãi…

"Vua rái cá" trên đảo Lý Sơn

`Vua rái cá` trên đảo Lý Sơn

“Vua rái cá” Bùi Thượng

Đoạt giải quán quân

“Vua rái cá” Bùi Thượng ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi nối nghiệp nghề lặn truyền thống của cha từ khi 13 tuổi. Ngày nào ông cũng theo cha và các “rái cá” khác ra biển, quan sát tỉ mỉ những cử động của người thợ lặn, rồi hàng ngày ông miệt mài với biển để luyện “nội công”.

Đến năm 17 tuổi, ông quyết định theo chân những “rái cá” của làng bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh dưới đáy đại dương. Sau những chuyến hải hành, tàu của ông lúc nào cũng đầy ắp các sản vật của biển khiến người dân đảo Lý Sơn luôn trầm trồ thán phục. Thời trai trẻ cứ nghe đâu đó có nhiều sản vật thì ông lại cùng bạn bè giong buồm ra khơi, từ Bạch Long Vỹ - Quảng Ninh, Hoàng Sa, Trường Sa, Cù Lao Xanh – Bình Định cho đến vùng đảo Thổ Châu ở Phú Quốc – Kiên Giang đều không thiếu bóng ông.

Hỏi ông biệt danh “vua rái cá” do đâu mà có? Ông cười khà khà kể: “Thì do lặn thôi! Tôi đạt thành tích là người lặn bộ (lặn không cần ống thở) sâu nhất Việt Nam với độ sâu nước biển 75m vào năm 1963. Đó là cuộc thi nhằm tìm kiếm tìm người lặn giỏi nhất vào đội trục vớt cứu hộ tàu do bác sĩ Nguyễn Thành Nhân tổ chức, ổng tuyển mộ “hảo hớn” dưới đáy đại dương từ Sài Gòn ra vĩ tuyến 17 vùng sông Bến Hải (Quảng Trị).

Cuộc tỉ thí để "tiếng đời"

Đó là thời điểm 8 giờ sáng ngày 21/2/1963, cuộc thi bắt đầu tại cầu cảng Lý Sơn. Bác sĩ Nhân – Chủ tịch hội đồng giám khảo – ra tàu lớn, 10 chiếc tàu cá cũng chở 33 thí sinh đến từ Bình Vĩnh (giờ là xã An Vĩnh) và Bình Yến (xã An Hải) ra khơi. Họ cột hai hòn đai sắt, dây gióng 100m từ mặt nước xuống đáy, bảng tên từng thợ lặn ghi trên miếng vải, lấy sợi kẽm xỏ vào dây gióng.

Ai lặn tới độ sâu bao nhiêu là dán bảng tên vào. Mỗi thợ lặn phải kí cam đoan (hợp đồng) do ban tổ chức qui định, có chuyện gì người thân không được bắt đền. Kêu tên ai thì người đó xuống lặn và chỉ được phép mang kính lặn mà thôi.

Trong cuộc thi lặn bằng hòn đai, tôi cầm cục đai sắt nặng 15 kg thả xuống nước rồi nhảy theo, lặn được 75m hơn người về nhì ở Bình Vĩnh 3m, nhận được cái cúp đồng và 100 ngàn đồng, trị giá bằng một cây vàng lúc đó. Cái biệt danh “vua rái cá” ra đời cũng từ cuộc thi này.

"Thú thật, sau khi đoạt giải quán quân, tôi chờ mãi chẳng thấy ai quay lại để chiêu mộ tôi vào đội trục vớt tàu biển. Nhưng có sao đâu, bởi là “Yết Kiêu” nên cứ “bị” những cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tìm tới nhờ lặn xác định độ sâu các con tàu bị đắm, độ sâu của các luồng biển có tàu thuyền ra vào", ông Thượng tự hào.

Đụng độ “cọp dữ” biển Đông

Đang cao hứng, “vua rái cá” kể rất nhiều chuyện về cái nghề mưu sinh dưới đáy đại dương của mình. Trong nghiệp lặn, ông đã chạm trán “cọp dữ” vùng biển Đông một lần.

Ông kể: “ Năm mươi năm trước, tôi gặp một con mập xà nặng cỡ 2 tấn, to như chiếc trực thăng chứ chẳng ít. Hôm đó tầm 3 giờ chiều, tôi đang lặn bắt cá mú trong khu vực đảo Lý Sơn. Gã mập xà đó cũng theo ăn cá mú. Đang mãi mê, bỗng thấy ổng lù lù vác xác tới, theo quán tính, tôi cũng giật mình. Nhưng nhờ kinh nghiệm của thế hệ trước dặn dò, tôi cứ quay mặt kính lặn về phía nó. Thường thì mập xà chỉ đớp người bơi lơ lửng trên mặt nước. Nó thấy bóng gương phản chiếu thì không biết con gì, cũng sợ. Mình gặp phải nó cũng phải ráng phát ra tiếng hự, ừ, nó nghe hoảng, vội dzọt lẹ theo đàn cá mú”.

“Hiện tại cái nghề lặn sâu dưới đáy đại dương nguy hiểm lắm cháu ạ! Nếu máy không nổ, bình hơi không hoạt động được thì người lặn bị thiệt mạng. Ở đảo Lý Sơn này giờ còn tới 50 thợ lặn đêm. Họ đi tận Trường Sa, Hoàng Sa, lặn sang địa phận Malaisia, Philippin nữa đấy!”, ông Thượng nói.

Tới bây giờ, chàng “Yết Kiêu” vẫn lặn được ở độ sâu 60 – 70m. Thế nhưng ông đã nhất quyết giải nghệ cái nghề mưu sinh dưới đáy đại dương hái ra tiền kia từ năm 65 tuổi rồi. Ông trầm ngâm: “Phải dừng đúng lúc thôi cháu ạ! Nói thì nói thế, chứ tôi cũng đã từng một vài lần hoảng vía vì nghề".

Tuy rằng tới bây giờ nghề lặn sâu khiến nhiều nhà trở nên giàu có, ngoại trừ 4 đứa con trai là những “rái cá” chuyên lặn ốc vú nàng ở Trường Sa lỡ theo nghiệp của tôi, chứ 8 đứa cháu nội trai của đây, tôi không cho đi theo đâu. Nhiêu đó là đủ rồi, tôi không muốn đưa cháu mình ra đổi mạng với hà bá nữa. Cho chúng vào đất liền ăn học hết. Chỉ có cái chữ mới giúp tương lai sáng sủa hơn thôi!”.

THU HIỀN

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !