Vụ cá chết ở miền Trung: Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD

17h chiều nay 30/6, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp báo chuyên đề, trong đó có nội dung công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung tháng 4/2016. (Bạn đọc vui lòng bấm F5 để đọc thông tin mới nhất)

*Nguồn thải từ Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân khiến hải sản ở ven biển miền Trung chết hàng loạt.

16h40': Mặc dù còn 20 phút mới đến giờ họp báo, tuy nhiên thời điểm này đã có rất đông phóng viên báo chí đã có mặt.

Vụ cá chết ở miền Trung: Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD - ảnh 1

Các PV sẵn sàng cho buổi họp báo

Chủ tọa cuộc họp báo hôm nay gồm: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ TN & MT Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ KH & CN Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Châu Văn Minh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng và Thứ trưởng Bộ KH & ĐT Đặng Huy Đông.

17h: Cuộc họp báo bắt đầu. Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. Ông Mai Tiến Dũng cho biết: Hôm nay Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo chuyên đề với 2 nội dung: Thông báo việc ban hành các nghị định quy định chi tiết, pháp lệnh, các văn bản thực hiện luật đầu tư, luật doanh nghiệp.

Nội dung thứ 2: Cam kết của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 công bố nguyên nhân sự cố môi trường gây cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.

17h15': Nội dung thứ nhất: Thông báo với PV báo chí, nước ngoài và Việt Nam công tác xây dựng hoàn thiện thể chế là một việc hết sức quan trọng, là nhiệm vụ ưu tiên số 1. Trong đó việc tập trung tháo gỡ khó khăn bỏ rào cản môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân góp phần thức đẩy phát triển kinh tế. Quan điểm, tập trung xây dựng, ban hành các văn bản khắc phục, tạo khoảng trống trong các văn bản pháp lý... với sự tham gia tích cực của các bộ ngành, thẩm định thẩm tra thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng trong quá trình thực hiện đối thoại trực tiếp với các chuyên gia, DN với tinh thần bỏ các giấy phép con.

Trong 6 tháng đầu năm, 3 tháng gần đây dưới sự chủ trì của Thủ tướng đã ban hành 91/101 văn bản cần ban hành. Đặc biệt trên 50 văn bản cần ban hành luật đầu tư, luật doanh nghiệp đã được ban hành đầy đủ. Không có khoảng trống tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân trong kinh doanh. Với tinh thần quyết liệt, việc ban hành các văn bản vừa qua đảm bảo tiến độ nhưng ko vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng.

Xem xét kỹ lưỡng, đối thoại công khai minh bạch, Thủ tướng chỉ đạo một việc chỉ giao một cơ quan, một cơ quan chỉ giao một đầu mối ... Việc hoàn thiện pháp luật là một quá trình liên tục, TT chỉ đạo rằng sau khi ban hành, tiếp tục rà soát, bổ sung loại bỏ những điều không hợp lý. Chính phủ luôn kêu gọi các DN, tổ chức cho ý kiến về những điều luật ko phù hợp. 6 tháng đã hoàn thành cơ bản, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người dân và công tác quản lý của đất nước.

17h20': Nội dung thứ 2: Thông báo về nguyên nhân sự cố môi trường gây hải sản chết hàng loạt hồi tháng 4 tại các tỉnh ven biển miền Trung làm ảnh hưởng đến đời sống của dân sinh, an ninh trật tự xã hội.

Ngay sau khi có thông tin về sự cố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chỉ đạo triển khai kip thời các biện pháp hỗ trợ người dân, đồng thời giữ vững an ninh chính trị, bước đầu đánh giá thiệt hại đồng thời chỉ đạo các bộ ngành vào cuộc trên tinh thần khách quan, thận trọng... xác định làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố.

Giao bộ KH CN chủ trì phối hợp Viện hàn lâm huy động trên 100 nhà khoa học trong và ngoài nước thu thập giữ liệu có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế và xác định có nguồn thải từ Vũng Áng. Đây là nguồn thải lớn nhất chứa độc tố phenol, cyanua... có tỷ trọng lớn trong nước biển theo dòng hải lưu Bắc Nam là nguyên nhân hải sản chết hàng loạt.

17h30': Bộ TN&MT đã chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành phát hiện Formosa Hà Tĩnh có một số hành vi vi phạm và xác định sự cố trong quá trình vận hành thử nghiệm, trong quá trình xả thải có chứa Phenol vượt quá mức cho phép.

Căn cứ kết quả trên, các bộ ngành đã tham vấn các chuyên gia xem xét, nghiên cứu và kết luận những vi phạm trong quá trình thi công, vận hành Fomuasa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra sự cố hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh. 

Với những chứng cứ khách quan, Bộ TN MT đã phối hợp với các Bộ ngành đã làm việc nhiều lần với Formosa Hà Tĩnh.

Vụ cá chết ở miền Trung: Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD - ảnh 2

17h35': Ngày 28/6, Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm trên là nguyên nhân gây cá chết hàng loạt. Formosa cam kết: Công khai xin lỗi chính phủ, nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố. Thực hiện bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ phục hồi môi trường với số tiền tương đương 500 triệu USD.

Ngoài ra, Formosa cam kết khắc phục triệt để các chất thải, không để tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra. Phối hợp với các bộ ngành Việt Nam các tỉnh Miền Trung xây dựng giải pháp đồng bộ không để xảy ra sự cố môi trường tương tự tạo niềm tin với người dân Việt Nam. 5 thực hiện đầy đủ các cam kết trên, không vi phạm nếu tái phạm chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Thủ tưởng Chính phủ yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp: hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân với tinh thần công khai, minh bạch có sự giám sát. Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành liên quan giám sát Formosa thực hiện những cam kết trên. Tăng cường giữ gìn an ninh trật tự không để kẻ xấu lợi dụng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Chính phủ đánh giá cao sự nỗ lực các địa phương, nhân dân 4 tỉnh, sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, sự vào cuộc kịp thời của các ban đảng và các cơ quan báo chí.... Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế...

Chính phủ hoan nghênh thái độ, dư luận Đài Loan tỏ rõ ủng hộ Chính phủ VN...

Có thể nói đây cùng là bài học cho các nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật, trong đó có luật môi trường.

Sau khi Chủ nhiệm văn phòng chính phủ thông báo nguyên nhân sự cố môi trường, Bộ trưởng Bộ TT TT Trương Minh Tuấn đã giới thiệu clip xin lỗi của lãnh đạo Formosa.

17h37': Phần hỏi đáp

Phóng viên báo Tiền phong: Quá trình điều tra đã diễn ra như thế nào?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời: Qua clip việc xác định nguyên nhân đòi hỏi chứng cứ khoa học chặt chẽ bài bản, Thủ tướng chỉ đạo đây là sự cố xảy ra trên diện rộng nên phải thực hiện khách quan, khoa học bài bản

Trước nhu cầu của người dân, của Chính phủ cần biết thông tin, chúng tôi thực hiện đầy đủ để đảm bảo chứng cứ, xác định ai là thủ phạm.

Công việc chia làm 3 nhóm: Xác định nguyên nhân, hình dung được, giải thích được cái gì đang diễn ra tại 4 tỉnh, cơ chế gì xảy ra... Nhóm này rất phức tạp.

Nhóm 2: Cơ chế gây ra từ đâu. Nhóm 1 tập trung trên 100 nhà khoa học với tất cả các lĩnh vực, tiến hành nhiều công việc liên quan đến việc lấy mẫu; đồng thời thực hiện nhiều việc khác nhau (hồi tố sự việc), nhiều nhà khoa học đã phải xuống biển để xác định bản chất sự việc là gì? Công việc nguy hiểm, kết quả từ hơn 1000 phân tích, có những kết quả phải thực hiện trong vài tuần mới ra...Đồng thời đối chiếu.. Khi có kết quả, chúng tôi tổ chức hội đồng khoa học của nhà nước đánh giá, lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học quốc tế... mới công bố.

Sau khi giải thích được hợp chất chứa phenol, xyanua... theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế gây độc tố khiến cá chết, đã rà soát hàng trăm cơ sở, tập trung 3 đối tượng Nhà máy điện Vũng Áng, Khu công nghiệp Vũng Áng và Formosa... Quá trình kiểm tra hồi tố, phát hiện sai sót liên quan đến vận hành nước thải. Chúng tôi xác định lò luyện cốc thải ra Phenol, Xenua... Đến giờ chúng tôi có đủ bằng chứng, chứng cứ xác định Formosa là thủ phạm.

Thực tế, Bộ KH&CN đã nói rằng sự cố từ chất thải con người sinh ra và thủy triều đỏ. Thời điểm đó, các nhà khoa học đã ghi nhận điều đó. Tuy nhiên phải sau 2 tháng chúng ta mới xác định được cái gì xảy ra, và tìm được 2 chất là Phenol, Xyanua... Chúng tôi thục hiện chỉ đạo của Thủ tướng cẩn trọng, chính xác.

PV hỏi: Ngày 23/4, Bộ Nông nghiệp khẳng định cá chết do độc tố của môi trường, sau đó Bộ tài nguyên môi trường công bố do thuỷ triều đỏ, tại sao 3 tháng mới chính thức công bố nguyên nhân? 

Ông Chu Ngọc Anh (bộ KH &CN): Sự cố lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam, Thủ tướng phân công Bộ phối hợp với các bộ ngành khẩn trương nhanh chóng vào cuộc tìm ra nguyên nhân sớm nhất. Các nhà khoa học đã vào cuộc tích cực, huy động tất cả lực lượng trong đó có các chuyên gia. Cũng có khó khăn trong quá trình xác định nguyên nhân: tìm kiếm dấu vết ngay dưới đáy biển đề hồi tố ... Kết quả khoa học, có sự hỗ trợ của các nhà khoa học Anh, Pháp... cùng với các nhà khoa học Việt Nam chúng ta đã có kết luận khách quan, chính xác.

Kết quả công bố ngày hôm nay thể hiện sinh động cố gắng của các nhà khoa học trong nước. Có sự kiện tương tự tại Nhật Bản 12/2004, có sự cố môi trường nghiêm trọng, hơn một năm sau, hội đồng đánh giá với những chuyên gia hàng đầu mới có thể kết luận được nguyên nhân là từ công ty gang thép FJE. Như vậy để thấy sự nỗ lực của chúng ta.

Trả lời câu hỏi của 1 PV cho rằng đến nay mới công bố thông tin là chậm, gây bức xúc dư luận, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn: Như chúng ta thấy việc công bố nguyên nhân, chủ đề các nguyên nhân cá chết... Đảng nhà nước chủ trương công khai, minh bạch. Ngay từ đầu Thủ tướng quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành địa phương, yêu cầu điều tra nhanh chóng, tìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ; Chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức vi phạm.

Điều tra nguyên nhân và thủ phạm là hai việc khác nhau.

Điều tra nguyên nhân là nhà khoa học, điều tra thủ phạm phức tạp hơn nhiều. Việc công bố ai là thủ phạm gây ra sự cố này phải có quá trình. Nên việc công bố phải có quá trình.

Các trang mạng đã phản ứng với việc chậm trễ công bố là chính đáng vì nó liên quan đến đời sống của bà con.. Tuy nhiên phản ứng thái quá, không dựa trên kết luật điều tra gây khó khăn trong quá trình điều tra.

Thậm chí có thể lực thù địch đã lợi dụng tình hình để xuyên tạc sự thật. Quan điểm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ là tôn trọng bức xúc của nhân dân, nhưng không chấp nhận lợi dụng điều đó để chống đối Đảng và Nhà nước.

Báo Infonet: Có thông tin cho rằng chúng ta ngăn cản không cho phép các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về việc này, có đúng không?

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn: Ngay sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, báo chí trong nước đã đưa tin rất kịp thời, liên tục và dày đặc. Dư luận cả nước cũng liên tục lên tiếng đòi hỏi phải có thông tin sự thật về nguyên nhân. Tôi cho rằng đây là nhu cầu bình thường vì nhân dân cần được biết sự thật và Chính phủ cũng cần được biết sự thật.

Tuy nhiên, sau đó Bộ TT&TT đã chủ động yêu cầu các cơ quan báo chí hoạt động theo đúng Luật Báo chí, giảm liều lượng, dừng các tin bài theo hướng suy diễn, quy chụp. Việc này để nhằm tạo điều kiện cho quá trình điều tra.

Các nhà báo, với chuyên môn của mình, không thể đủ năng lực điều tra ra thủ phạm hay nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Câu hỏi pv văn phòng AP Mỹ: Các cơ quan có khỏi tố vụ án để điều tra hay không?

Chủ nhiệm VP chính phủ: Khi có thông tin sự cố, các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước có thái độ rõ ràng quyết liệt, chỉ đạo bằng được các cơ quan trong nước, yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài nước. Trước hết tập trung có biện pháp khắc phục ngay để đời sống của người dân được ổn định, công bố vùng hải sản đánh bắt an toàn, cảnh báo những vùng không an toàn để người dân tránh không sử dụng.

Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm xả thải ra môi trường là việc làm rất cương quyết của Chính phủ. Quan điểm của Thủ tướng là xử lý nghiêm không loai trừ bất kỳ tổ chức nào.

Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư, được nước ngoài đánh giá rất cao môi trường ổn định. 

Việc Formosa nhận lỗi, đưa ra cam kết bồi thường hỗ trợ và cam kết không tái diễn vụ việc tương tự. Việt Nam có câu” đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người quay trở lại”. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rất rõ xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, đồng thời có chính sách khoan hồng độ lượng để thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài có lỗi nhận lỗi, sẽ xem xét. Các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật của Việt Nam thì Việt Nam cũng tạo điều kiện cho hoạt động trở lại.

Formosa nhận lỗi thể hiện thái độ trước vi phạm, việc có đưa khởi tố hay không sẽ cân nhắc.

Trả lời câu hỏi việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xả thải cho Formosa như thế nào? Việc giám sát ra sao? Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nguồn nước thải của Formosa gồm: nước thải công nghiệp, nước thải từ sinh hoạt, sinh hoá... Về quy chuẩn, có 2 quy chuẩn 40 - xác định với nước thải công nghiệp, kiểm soát nhiều thông số hơn. Quy chuẩn 52 - tiêu chuẩn đối với ngành gang thép, kiểm soát 12 con số. Toàn bộ lượng nước thải ra, quy chuẩn 52 không thể bao quát được con số nước thải từ cảng. Việc áp dụng quy chuẩn chưa sát tình hình nguồn thải của Formosa. Nguồn cần giám sát chặt chẽ nhất là nguồn nước thải sinh hoá từ các cốc.

Thực tế, đây là giai đoạn vận hành thử nghiệm nên chưa có cơ quan nhà nước vào giám sát. Đây là lỗ hổng trong giai đoạn thử nghiệm vận hành. Hệ thống giám sát tự động cũng chưa có cơ quan nào vào đánh giá, trong đó có những độc tố nặng. Pháp luật có lỗ hổng trong quá trình giám sát thử nghiệm.

Formosa từng có nhiều vi phạm trong đầu tư, vì sao Hà Tĩnh vẫn chào đón. Tới đây có gì thay đổi trong thu hút đầu tư? Thứ trưởng Bộ KH Đặng Huy Đông cho biết:

Nhận được ý kiến của Hà Tĩnh về vấn đề này, chúng tôi có góp ý:  Phần đánh giá tác động của môi trường còn sơ sài… Ngay thời điểm thẩm định, chúng tôi đã có cảnh báo với UBND Hà Tĩnh.

Chính sách của Việt Nam là nhất quán, đảm bảo theo quy định pháp luật, đúng cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự kiện xảy ra là điều đáng tiếc, các cơ quan chính phủ rút kinh nghiệm, qua đây là bài học để đảm bảo việc đầu tư.

Định hướng thu hút của Chính phủ là không đánh đổi đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy dự án.

Về mức độ an toàn nước biển ở các tỉnh xảy ra sự cố môi trường, Thứ trưởng Y tế cho biết: Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, quản lý, Sở Y tế tiến hành các biện pháp cần thiết, tích cực để bảo vệ sức khoẻ người dân, tập trung xét nghiệm hải sản sống.... Trong 3 tuần đều tiến hành các xét nghiệm hàng ngày, cập nhật thông tin cho người dân, đăng tải trên website của Bộ. Tất cả hải sản xét nghiệm đã có công bố minh bạch. Các cơ quan của Bộ hiện nay triển khai đồng bộ giám sát, quan trắc và các biện pháp cần thiết giám sát sức khoẻ người dân.

18h30': Kết thúc họp báo
Nhóm PV

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !