Vingroup: Lợi nhuận tăng vọt so với trước kiểm toán
Theo đó, doanh thu thuần đạt 14,7 nghìn tỷ đồng, tăng 134% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 261% so với cùng kỳ, đạt 1,29 nghìn tỷ đồng.
Nguyên nhân là nhờ chi phí thực tế đối với một số dự án thấp hơn ước tính trước đó. Trong khi đó khoản dự phòng có thể phát sinh đối với hàng tồn kho của mảng bán lẻ cũng được điều chỉnh giảm do tại thời điểm soát xét, công ty đã thu thập đủ dữ liệu hoàn thiện đối chiếu hàng tồn kho trong hệ thống Vinmart và Vinmart+. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán tăng 252 tỷ đồng so với trước kiểm toán nhờ giá vốn hàng bán sau kiểm toán giảm gần 897 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp của mảng bán lẻ tăng vọt từ 15 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ, lên 289 tỷ đồng, tăng 508% so với cùng kỳ. Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp hiện đạt 15,3% so với mức thấp 0,7% trước đó theo số liệu trước kiểm toán. Với kết quả này, VIC đã hoàn thành 33% và 43% lần lượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm 2016.
Một hoạt động đáng chú ý của VIC là tập đoàn vừa ký thỏa thuận với 250 doanh nghiệp địa phương từ 8 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, hơn 140 công ty đã ký hợp đồng phân phối với Vingroup, các công ty này có thể bán hàng hóa của mình tại các siêu thị Vinmart và hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart + với các điều khoản ưu đãi. Các công ty này thuộc nhiều lĩnh vực từ thực phẩm, mỹ phẩm, đồ chơi, dụng cụ gia đình, thực phẩm tươi sống, hàng may mặc và truyền thông.
Mục tiêu của VIC là hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương với các ưu đãi về phân phối hấp dẫn như không tính chiết khấu. Trong khi đó lại ràng buộc các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn cung thường xuyên và liên tục cho đế chế bán lẻ đang phát triển nhanh chóng của VIC.
Đây là một phần trong chiến lược xây dựng một hệ thống các nhà cung cấp địa phương cũng như các đơn vị bán lẻ để lấp đầy các trung tâm thương mại cũng như các mô hình bán lẻ khác mà VIC đang tạo dựng.