Vì sao Nhật Bản bỏ Tết cổ truyền?

Nhật Bản là một quốc gia nằm ở châu Á, đa số người dân theo Thần Đạo. Nhưng Nhật Bản lại là quốc gia duy nhất ở châu Á đón Tết theo lịch dương. Chúng ta cùng tìm hiểu vì sao Nhật Bản bỏ Tết cổ truyền và Việt Nam có nên học tập nước bạn hay không?

Lịch sử ngày Tết Nhật Bản

Ở Nhật Bản, người ta tin rằng có một vị thần tên là Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới và mang lại may mắn và sinh lực cho cả năm. Năm mới của người Nhật được tổ chức cho vị thần này.

Năm mới của người Nhật tổ chức cho thần Toshigami-sama.

Từ xưa, người dân Nhật đã sử dụng lịch của người Trung Quốc, tức là lịch âm giống như nhiều quốc gia châu Á khác. Từ năm 1844 đến năm 1872, người Nhật tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 03 tháng 12 năm 1872 (năm Minh Trị thứ 5), chính phủ Nhật Bản quyết định sửa thành ngày 01 tháng 01 năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6) và từ đó người dân phải điều chỉnh lễ hội đón năm mới của họ theo lịch mới, tức là đón Tết vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo lịch dương - lịch của người châu Âu.

Vì sao chính phủ Nhật lại quyết định đón Tết theo lịch dương?

Theo tổng hợp nhiều tài liệu, lý do đầu tiên là: từ xa xưa cho đến năm 1946, chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền việc lựa chọn lịch nào là lịch quốc gia. Vì vậy khi chính phủ quyết định thay đổi lịch, người dân Nhật Bản phải tuân theo. Cho dù Toshigami-sama là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng Nhật Bản, nhưng vị thần này cũng không thể chống lại lịch.


Chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền việc lựa chọn lịch nào là lịch quốc gia.

Lý do thứ hai là việc thay đổi lịch đã giúp chính phủ không phải trả khoản lương tháng thứ 13 cho công chức, vì tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận. Đón Tết theo lịch mới giảm được ngày nghỉ, tăng sản lượng lao động quốc gia.

Ngoài ra, có một lý khác là vào thế kỷ 19, Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như họ đã ký các hiệp ước không có lợi với Mỹ (ví dụ như Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Nhật Bản - Hoa Kỳ 1858), cũng như tình hình thế giới lúc đó các nước phương Tây đang tìm cách mở rộng đô hộ các nước nhỏ. Nhật Bản nhận thấy rằng phương Tây đã phát triển vượt bậc so với châu Á khi chứng kiến những chiếc tàu màu đen của Hải quân Mỹ ghé thăm cảng Uraga vào tháng 7/1853. Để tránh bị đô hộ, Nhật Bản cần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phải vươn mình trở thành một quốc gia hùng mạnh. Nhật Bản muốn đuổi kịp phương Tây và đứng trong hàng ngũ các nước văn minh trên thế giới.

Vì vậy, việc thay đổi lịch truyền thống sang dương lịch, thay đổi thời gian đón Tết cổ truyền sang Tết dương lịch cũng như phương Tây hóa nền văn hóa là cách để Nhật Bản trở thành một cường quốc phát triển giống phương Tây.


Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền.

Mặc dù hiện nay dương lịch vẫn đang được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, nhưng người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo truyền thống trên một số sách báo, tranh ảnh. Các năm sẽ được đánh số theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng. Chẳng hạn năm 2017 được gọi là năm Heisei 29, có nghĩa là năm trị vì thứ 29 của Nhật Hoàng hiện tại - Nhật Hoàng Akihito.

Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền. Nhưng ở một số vùng như đảo Kago, Okinawa, Amami người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm. Video dưới đây cho thấy người Nhật đón Tết 2013 theo năm con Rắn trong lịch âm.

Người Nhật đón Tết thế nào?

Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây nhưng ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Vào những ngày giáp Tết, người Nhật đi sắm sửa đồ dùng trong dịp Tết. Các cửa hàng và khu mua sắm rất tấp nập. Ngoài ra, vào ngày này để chào đón vị thần Toshigami-sama đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ.


Ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông.

Sau đó, người dân Nhật sẽ tiến hành trang hoàng nhà cửa. Họ thường trang hoàng vào ngày 28 hoặc 30, vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với "hai lần đau". Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vì theo tín ngưỡng cổ truyền thì vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này. Trên khung cửa của các gia đình Nhật Bản còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng (tượng trưng cho sự trinh bạch không tì vết), quả quýt (tượng trưng cho sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (dâng lên thần linh cầu tài lộc), dải giấy trắng (xua đuổi tà ma).

Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết. Bánh Tết được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Bánh Tết cùng với các món như ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh thường được đưa lên cúng thần linh. Cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình. Khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí. Các món ăn làm trong dịp Tết có nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô. Đây là những món ăn đơn giản, mang ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt lành.


Phụ nữ Nhật Bản sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết.

Đêm 30 Tết, cả gia đình người Nhật sẽ ăn bữa tất niên. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa thiêng sẽ điểm 108 hồi chuông. Người Nhật tin rằng những tiếng chuông này sẽ giúp họ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh Tết, uống rượu. Người Nhật tin rằng thần Toshigami-sama sẽ truyền sinh lực vào bánh Tết, nên sau khi cúng thần chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi thành viên trong gia đình thưởng thức.

Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may. Mỗi năm có một hướng tốt nên người Nhật sẽ đi lễ chùa theo hướng của năm đó. Khi vào chùa mọi người phải rửa tay và súc miệng trước, sau đó mới được hành lễ.

Từ mùng 1 Tết, người Nhật sẽ đi chúc Tết cấp trên, bạn bè, họ hàng thân thích. Người Nhật gọi ba ngày đầu năm mới là "ba ngày chúc tụng". Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con như các nước châu Á khác.


Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà.

Một nét đặc sắc trong phong tục đón năm mới của người Nhật là tặng thiệp mừng năm mới. Người Nhật rất chịu khó viết thiệp chúc mừng gửi đến bạn bè, họ hàng. Ông Hideo Suzuki, công sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói rằng ông đã từng viết đến hơn 200 thiệp chúc mừng năm mới. Thường thì ông bắt đầu viết từ giữa tháng 12 và mang đến bưu điện để gửi trước năm mới 3- 4 ngày. Bưu điện Nhật Bản sẽ giữ thiệp và chuyển phát đến người nhận đúng vào ngày mùng Một Tết.

Ưu điểm khi đón Tết theo "lịch Tây"

Ông Nakanara, một giáo viên dạy tiếng Nhật tại Đại học Bách Khoa Hà Nội nói rằng nếu ăn Tết theo dương lịch, các công ty kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi. Việc quyết toán tài chính cả năm sẽ đơn giản hơn vì ngày đầu năm mới luôn cố định. Trái lại, đối với Tết cổ truyền, ngày đầu năm mới luôn thay đổi theo từng năm nên các công ty sẽ bị động trong kế hoạch kinh doanh.

Còn theo bà Yamanouchi, 55 tuổi, nếu đón Tết 2 lần sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Tết âm lịch cũng có cái hay riêng. Tết âm lịch là Tết theo đạo Phật, mà đạo Phật thì luôn hướng thiện cho con người, dạy con người biết ơn tổ tiên, biết kính trên nhường dưới. Vì vậy Tết cổ truyền là ngày chúc phúc ông bà, nhớ ơn tổ tiên, cầu nguyện cho gia đình được an vui.

Người Nhật đang muốn khôi phục lại Tết cổ truyền?


Gần đây một số người dân Nhật Bản đã kêu gọi khôi phục ngày Tết cổ truyền.

Trả lời phỏng vấn, công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki nói rằng gần đây một số người dân Nhật Bản đã kêu gọi khôi phục ngày Tết cổ truyền. Lý do là vì theo dương lịch, ngày 1/1 hàng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng thực tế thời tiết tại Nhật trong tháng Một vô cùng lạnh giá. Nếu tổ chức Tết theo âm lịch, mùa xuân sẽ đến đúng hẹn hơn. Vào tháng Hai hoa mận sẽ nở và đến tháng Ba sắc xuân sẽ tràn ngập Nhật Bản với hoa anh đào nở.

Công sứ Suzuki nói rằng con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết, và cộng đồng đóng vai trò quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây chính là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón Tết cổ truyền, với mong muốn làm tăng sức mạnh cộng đồng.


Đối với người Nhật, xuất hành đầu năm là một việc trong đại. Họ thường ưu tiên đi lễ chùa cầu may.

Việt Nam có nên học tập Nhật Bản đón Tết dương lịch?

Như vậy chúng ta có thể thấy để trở thành một nước công nghiệp phát triển, Nhật Bản đã thay đổi lịch quốc gia theo phương Tây. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống khi tổ chức đón Tết hàng năm. Thậm chí một số địa phương người Nhật vẫn tổ chức các lễ hội đón Tết theo âm lịch. Tết cổ truyền là nét văn hóa, là bản sắc dân tộc không thể nào mất đi. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam vì sự phát triển nền kinh tế có thể học tập người Nhật gộp chung hai cái Tết. Nhưng biết đâu thế hệ con cháu chúng ta sẽ lại đòi hỏi khôi phục ngày Tết Nguyên Đán như hiện nay? Do đó, vấn đề không phải là bỏ hay gộp Tết nguyên đán, mà là cách chúng ta ứng xử với Tết nguyên đán thế nào để Tết nguyên đán là dịp nghỉ ngơi, vui đoàn viên, xum vầy, hướng đến những điều tốt đẹp chứ không phải là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo vnreview

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !