Vì sao đất có màu nâu?

Lần tới khi bạn ra ngoài đi dạo, thưởng thức buổi tối vui vẻ một mình, đừng chỉ dừng lại để ngửi hoa hồng, hãy cúi xuống và kiểm tra các vết bụi bẩn. Ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trong trường hợp này, bạn sẽ thấy dưới chân mình là một… màu nâu.

Đây là điều chúng ta chấp nhận như một quy luật của tự nhiên- bầu trời màu xanh, mặt trời màu vàng và đất có màu nâu... nhưng đó có phải là một lời giải thích tốt cho những lựa chọn màu sắc của vũ trụ?

Theo ScienceABC, đa số đất sẽ có màu nâu (dù không phải là tất cả) bởi vì cacbon do các vi sinh vật để lại.

Vì sao đất có màu nâu? - ảnh 1

Đi tìm nguyên nhân

Hầu hết mọi người ngại dính bùn đất, thậm chí ghét cay ghét đắng, đặc biệt khi dính trên quần áo hoặc theo chúng ta vào nhà. Tuy nhiên, rất ít người dừng lại vài giây để suy nghĩ xem thực sự bùn là gì. Bùn, không phải là một chất cụ thể, mà thường là hỗn hợp của đất sét, cát, đá và các hợp chất hữu cơ. Trong đó, phần quan trọng nhất, ít nhất trên phương diện màu sắc là các chất hữu cơ.

Tùy thuộc vào nơi bạn đang sống trên thế giới, thành phần của đất sẽ có đặc trưng riêng. Trong thực tế, bạn có thể xác định khu vực phát sinh của hầu hết đất chỉ đơn giản bằng một mẫu đất đặc trưng và tỷ lệ của các thành phần trong đó.

Thấy quen không? Sherlock Holmes cũng sử dụng cùng một cách như vậy để truy tìm manh mối đấy.

Trong hầu hết những nơi mà con người sinh sống, chúng ta sẽ tương tác với bụi bẩn, nước và thực vật. Vài khu vực nơi mọi thứ sinh trưởng và phát triển tốt, con người sẽ đến định cư ở đó. Tuy nhiên, cũng có những khu vực nơi mọi thứ dần chết đi. Thực vật và động vật là những dạng sống dựa vào cacbon, và khi chết, chúng bắt đầu mục rữa và phân hủy.

Khi động vật chết đi, hoặc lá cây khô héo và rơi xuống, bữa tiệc của các vi sinh vật trên thế giới bắt đầu. Những đội quân nhỏ bé này bắt đầu phân hủy các dạng sống dựa trên cacbon với các enzym đặc trưng có thể phá vỡ nguyên vật liệu thành những thành phần nhỏ hơn và dễ dàng hơn để tiêu hóa.

Phần lớn cacbon từ thực vật và động vật chết trở thành tế bào của các vi sinh vật. Vi sinh vật không sống mãi mãi, và cũng không thể xử lý hết một lượng lớn những cái xác này, nên rất nhiều trong số đó sẽ bị bỏ lại. Sau đó, khi những vi sinh vật chết đi, xác của chúng với đầy cacbon sẽ chất chồng trên mặt đất. Phần lớn cacbon sẽ được trả lại vào khí quyển hình thành khí cacbonic, phần còn lại nằm trên mặt đất ở giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ cacbon.

Vì sao đất có màu nâu? - ảnh 2

Do đó, đất ở những nơi có động vật, côn trùng, vi sinh vật và các thảm thực vật thường chứa hàm lượng cacbon cao. Cụ thể hơn, đó là các chuỗi cacbon, còn gọi là hợp chất humic được tìm thấy với nồng độ cao trong các loại đất dạng này. Cũng giống như màu sắc của bất kỳ đối tượng nào bạn nhìn thấy, màu sắc của đất phụ thuộc vào những gì mà các bước sóng của ánh sáng hấp thụ hoặc phản xạ trên đối tượng đó. Các chuỗi cacbon có xu hướng hấp thụ hầu hết các màu trong quang phổ ánh sáng, chỉ phản chiếu lại một màu nâu xỉn đến mắt của chúng ta.

Hơn nữa, khi loại đất nâu xỉn này trở nên ẩm ướt, nó thường thay đổi và trở thành màu nâu sẫm, thậm chí là đen. Điều đó có nghĩa, có rất nhiều màu sắc đất khác trên thế giới, bởi vì có vô vàn hợp chất trong đất, dựa trên tất cả mọi thứ từ vị trí địa lý, độ cao, nhiệt độ, nguồn nước, các hợp chất protein và nhiều yếu tố khác.

Hãy nhớ rằng, chỉ vì bạn không nhìn thấy một thứ gì đó nhà của bạn, không có nghĩa là nó không tồn tại.

Thế giới màu sắc của đất

Vì sao đất có màu nâu? - ảnh 3

Những gì vừa diễn ra cho ta biết một điều, màu của đất có thể là bất cứ đâu trong dãy quang phổ, từ đỏ và trắng đến xanh lá cây, xanh dương và màu xám. Như đã đề cập, tất cả phụ thuộc vào thành phần khoáng chất và hỗn hợp protein trong loại đất bạn đang quan sát. Ví dụ, nếu đất có màu đỏ và hơi vàng chứng tỏ khu vực đó chứa nhiều các oxit sắt và ít chất hữu cơ hơn, chẳng hạn như trong sa mạc và những nơi có khí hậu khô cằn.

Nếu đất chứa nhiều nước, có nghĩa là sẽ có ít không khí, và do đó không có cơ hội cho quá trình oxy hóa, loại bỏ cơ hội cho sắc đỏ xuất hiện trong đất. Tuy nhiên, nếu nước xuất hiện trong một thời gian dài, đất sẽ bị biến đổi thành một màu xám bạc.

Một số khoáng chất hiện diện với tỷ lệ cao sẽ gây ra một số màu sắc khá "điên" trong đất. Mặc dù những điều kiện hoàn hảo là rất hiếm, chúng vẫn tồn tại trên thế giới. Đất có nồng độ canxit (là khoáng chất cacbonat và là dạng bền nhất của canxi cacbonat) cao có thể biến đất thành màu trắng, trong khi mức độ cao của glauconit thậm chí có thể làm cho đất có màu xanh.

Những sự kết hợp màu sắc đa dạng hơn chỉ có thể xuất hiện ở những nơi có ít thực vật và động vật sống. Nếu cacbon không thừa mứa trong đất, ánh sáng có thể được hấp thụ và phản chiếu bởi các chất và vật liệu khác và tạo nên "đất", chứ không phải là thứ màu xám nâu phổ biến mà tất cả chúng ta đều biết và ghét này.

Điều thú vị nhất về đất, là nó không chọn một màu sắc cho riêng mình và cũng không nhất thiết luôn một màu như vậy. Trong suốt một năm, một thế kỷ hay thiên niên kỷ, các loại hình thời tiết, mùa khô, xói mòn, biến đổi địa chất và các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong đất dần dần có thể thay đổi các thành phần của đất, làm cho chúng cũng thay đổi và thú vị như khu vực nơi chúng được tìm thấy.

Sau khi đọc xong bài viết này, lần sau nếu gặp một cô gái dính phải bùn đất và đang than vãn về việc khó khăn khi lau chùi hết đám bùn nâu ra khỏi đôi giày đỏ của mình, bạn hãy bước đến và hùng hồn giải thích rằng: đó là lỗi của cô ta vì đã không sống ở một nơi có mức oxy trong đất cao hơn. Ở đó, bùn đất có màu đỏ và sẽ hòa lẫn vào màu đôi giày của cô ấy.

Chắc hẳn cô ta sẽ ngạc nhiên lắm!

Theo Vnreview

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !