Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những vật gì
Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo còn được dân gian giản tiện gọi là lễ cúng tiễn Táo quân chầu trời là một nghi lễ rất quan trọng đối với các gia đình Việt Nam.
Vàng mã cúng ông Công ông Táo. Ảnh sưu tầm |
Thần Táo quân gồm 3 người, 2 táo ông và 1 táo bà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.
Táo quân là người cai quản việc bếp núc trong nhà (bếp núc ở đây theo hiểu nghĩa dân gian là mọi sự việc của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là việc nấu ăn). Hàng năm Táo quân sẽ về trời thay mặt gia chủ bẩm báo mọi sự hay dở trong năm và bày tỏ những ước nguyện cho năm mới sắp đến. Vì thế các gia đình thường sắm sanh lễ vật đầy đủ, làm mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời.
Bên cạnh mâm cỗ cúng ông Táo và nhang đèn, hương hoa; lễ vật các gia chủ cần sắm sanh còn có phần vàng mã.
Phần vàng mã cúng ông Công ông Táo thường có: Mũ thổ công, áo quan, hia và cá chép (nếu gia chủ không thắp hương cá chép sống), và tiền vàng thỏi.
Mũ Thổ Công đi liền bộ, gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định. Dân gian quan niệm như sau:
Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Sau khi tiến hành nghi lễ cúng xong, đợi hết tuần hương gia chủ sẽ mang vàng mã đi hóa, mang tro thả trôi sông. Lúc này, theo truyền thuyết, các Táo sẽ cưỡi cá chép về trời,