Ứng dụng công nghệ AI để ngăn chặn tin tức giả mạo, bóp méo sự thật
Những gã khổng lồ Internet đang trở nên giỏi giang hơn trong việc chống lại tin tức giả mạo. Dù vậy, hầu hết họ vẫn soi nội dung dựa trên từng câu chuyển một và chỉ chặn toàn bộ nội dung sau khi chúng đã gây thiệt hại đáng kể. Các nhà nghiên cứu CSAIL của MIT và Viện nghiên cứu máy tính của Qatar có thể có một giải pháp tốt hơn: sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát chất lượng nguồn tin.
Thuật toán học máy của họ sử dụng bộ sưu tập các bài báo hiện có để đánh giá độ chính xác và độ lệch của một nguồn tin nhất định với giả định rằng nguồn cung cấp tin tức giả mạo không thay đổi cách thức tung tin. Thay vì tập trung vào các tuyên bố, thuật toán nghiên cứu ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện những tuyên bố đó.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phân tích của Media Bias / Fact Check về hơn 2.000 nguồn tin tức, để đào tạo thuật toán tìm kiếm các dấu hiệu ngôn ngữ của các trang web chuyên tung tin bài giả mạo hoặc bóp méo. Các tổ chức này có xu hướng dựa vào ngôn ngữ kích thích cảm xúc, như "khủng hoảng", "ma quỷ”…. AI cũng sẽ liên kết với thông tin trên Wikipedia (những trang có từ lâu sẽ được ưu tiên hơn về độ tin cậy) và địa chỉ web (những trang có tên phức tạp thường có nhiều khả năng đưa tin vịt).
Công nghệ AI vẫn chưa sẵn sàng để 100% kiểm tra nội dung thực sự của hệ thống. Nó chỉ có thể phát hiện độ chính xác với hiệu quả 65%. Nó cũng đòi hỏi phải xem xét 150 bài viết mới đưa ra một phán quyết đáng tin cậy. Nhân sự con người để kiểm tra thực tế vẫn có thể cần thiết để kiểm tra lại các phát hiện của AI, ít nhất là bây giờ.
Rõ ràng, một hệ thống tin tức thực sự đáng tin cậy là rất quan trọng. Mạng xã hội có thể hạ thấp hoặc chặn các câu chuyện từ những trang web không trung thực, và phán quyết của con người rất cần thiết trong các tình huống không rõ ràng.
Trong tương lai khi các nhà nghiên cứu phát triển thành công hệ thống AI đủ tin cậy để lọc tin vịt, hiệu quả của nó đối với mạng lưới internet và mạng xã hội sẽ là rất lớn.