Tuổi trẻ ham bay lắc, hung hăng gây án, người đàn ông làm lại cuộc đời nhờ vài mẫu đất thuê

Khi đang chấp hành án phạt tù ở Thừa Thiên - Huế, chứng kiến cảnh mẹ già đi lại khó khăn nhưng vẫn lặn lội đường xa ra thăm con, Huỳnh Minh Hải tự hứa với lòng phải quyết tâm hoàn lương khi được trở về xã hội.

{keywords}

Khi đang chấp hành án phạt tù ở Thừa Thiên - Huế, chứng kiến cảnh mẹ già đi lại khó khăn nhưng vẫn lặn lội đường xa ra thăm con, Huỳnh Minh Hải tự hứa với lòng phải quyết tâm hoàn lương khi được trở về xã hội.

{keywords}

Sau đợt mưa trái mùa cuối tháng 3 đầu tháng 4 làm sen bị hư hại, những ngày này, Huỳnh Minh Hải (SN 1981, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) lại tất bật với công việc gieo trồng vụ mới. Nhìn trang trại “đồ sộ” giữa ruộng đồng mênh mông, ít ai biết anh từng vướng vòng lao lý, phải ngồi tù chỉ vì phút bồng bột.

Năm 14 tuổi, khi bạn bè cùng trang lứa còn cắp sách đến trường thì anh đã “giã từ” sách vở. Bỏ học năm lớp 9, Hải theo đám bạn ăn chơi lêu lổng. Về sau, anh học nghề cắt tóc và mở được tiệm nhỏ ở xã. Song, đó không phải bước đệm để anh chí thú làm ăn mà ngược lại nó đẩy Hải đi xa hơn.

“Có thu nhập từ việc cắt tóc, tôi bắt đầu ăn chơi nhiều hơn, những cuộc nhậu quên ngày tháng và dần bỏ bê công việc…”, anh Hải nhớ lại quá khứ.

{keywords}

Để rồi điều tồi tệ nhất cũng tìm đến, năm 2014, khi đang “lai rai” cùng các chiến hữu, anh bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một số lạ. Vài câu đầu tiên, Hải biết người gọi đến đã nhầm số, nhưng phía đầu dây bên kia lại liên tục hăm dọa, chửi bới anh. Sẵn có hơi men trong người, Hải “xin” địa chỉ của người này rồi đi tìm đối phương “tính sổ”.

“Người gọi nhầm số cũng là người trong xã. Vừa tắt máy, tôi rủ thêm một người bạn nữa chạy đi tìm họ để đánh. Tuổi trẻ dại dột, thiếu suy nghĩ, cộng với đang say nên không kiềm chế được…”, Hải thuật lại và cho biết, nạn nhân bị anh và bạn đánh gãy xương sườn, dập lá lách, dập phổi… thương tích nặng. Sáng mai tỉnh giấc, Hải bắt đầu cảm thấy hối hận nhưng đã quá muộn. Hải phải nhận bản án 2 năm tù về tội "cố ý gây thương tích'', còn bạn anh cũng không khá hơn khi bị tuyên phạt 18 tháng tù.

{keywords}

Vốn trong nhà chỉ có hai mẹ con nên khi Hải chấp hành án tại trại giam Bình Điền (tỉnh Thừa Thiên – Huế) thì chỉ còn mẹ lầm lũi ở quê. Mẹ của anh không được lành lặn. Bà bị thương ở chân do lúc nhỏ bị dính bom đạn chiến tranh.

Những năm tháng trong tù, chứng kiến cảnh mẹ già đi lại khó nhọc, lại phải đùm cơm, đùm gạo khăn gói từ Quảng Nam ra Huế thăm mình, Hải ân hận rất nhiều.

“Chứng kiến cảnh đó tôi không khỏi xót xa, đêm ngủ không cầm được nước mắt khi nghĩ đến mẹ, điều đó càng thôi thúc tôi phải hoàn lương khi được hòa nhập cộng đồng…”, anh chia sẻ.

Năm 2017, anh Hải được ra tù trong sự vui mừng của mẹ. Song, khi ra đường, anh vẫn không tránh khỏi ánh mắt kỳ thị, xa lánh của mọi người vì là “thằng đi tù về”. Bỏ qua tất cả, trong anh lúc này chỉ có quyết tâm làm ăn lương thiện. Tuy nhiên, "làm nghề gì" lại là một câu hỏi lớn đối với một người mới ra tù như anh. “Vừa ra tù nên tôi cũng chẳng biết mình phải khởi nghiệp bằng nghề gì, lúc ấy cái gì cũng bỡ ngỡ…”, anh bồi hồi nhớ lại.

Được sự vận động, chia sẻ, giúp đỡ tận tình của chính quyền và công an xã Đại Hiệp lúc bấy giờ, anh Hải được cho thuê 2,7ha mặt nước và 6 sào đất. Ngoài ra, anh còn được xã còn tạo điều kiện làm ăn đến cuối năm mới phải trả tiền thuê đất.

{keywords}

Bắt tay vào việc, anh Hải cải tạo hồ để trồng sen rồi thả cá vào nuôi kết hợp. Bông và lá sen được anh bán cho các tiệm spa ở Đà Nẵng. Còn đất thuê, anh cải tạo lại để trồng chuối và dừa.

“Nếu năm nào thời tiết thuận lợi, trang trại có thể thu 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ở quê, chủ yếu làm nông nên mức thu nhập như thế là rất cao”, anh Hải nói và cho biết thêm, dự định trong tương lai của anh muốn phát triển du lịch sinh thái và câu cá giải trí. Song, hai cái đó cần phải có vốn lớn nên anh đang cố gắng làm từng bước.

Dù đã quyết tâm hoàn lương nhưng đôi lúc trong xã hội không thể tránh những lúc va chạm. Tuy nhiên, anh luôn phải luôn tự nhủ phải kiềm chế, không để vết trượt trong quá khứ tái diễn.

“Mấy hôm trước, có người vào hồ sen bắt trộm cá. Lời qua tiếng lại, tưởng chừng như hai bên đã lao vào đánh nhau. Nếu bồng bột như xưa, có lẽ giờ tôi đã đi tù trở lại. Nhưng giờ tôi phải tự nhắc mình không thể đi vào lại vết xe đổ…”, người đàn ông từng trải bộc bạch.

Ông Đỗ Thanh Cảng, Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, khi anh Hải trở về địa phương, xã đã hỗ trợ rất nhiều, từ vay vốn ngân hàng chính sách đến cho thuê đất trồng sen, nuôi cá. Hiện anh Hải đang làm mô hình du lịch sinh thái, bước đầu thành công khi đã thu hút được nhiều khách ghé thăm.

{keywords}

Không chê anh có một quá khứ bất hảo, năm 2019, anh Hải nên nghĩa vợ chồng với người phụ nữ bằng tuổi. Niềm vui nhân đôi khi đến nay, cả hai đã có với nhau con trai đầu lòng.

Sơn Tùng

Quán karaoke, nhà hàng vẫn gặp khó về phòng cháy chữa cháy

Việc các cơ sở được bãi bỏ một số giấy xác nhận trong PCCC vẫn chưa gỡ khó cho doanh nghiệp, khi các quy định về vấn đề này còn quá khắt khe.

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Đang cập nhật dữ liệu !