Từng bị gọi là những “con tàu ma” lỗ nghìn tỷ suốt chục năm, nhiều công ty vận tải biển bất ngờ hồi sinh lãi lớn, cổ phiếu tăng gấp 9-10 lần

Các doanh nghiệp vận tải biển thuộc hệ sinh thái Vinalines (nay là VIMC) có màn trở lại mạnh mẽ kể từ đầu năm 2021 từ kết quả hoạt động kinh doanh cho đến giá cổ phiếu.

Một trong những sự trở lại ấn tượng của năm nay cho đến lúc này thuộc về CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), công ty con của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines, nay là VIMC). 

Trong quý 3/2021, VOSCO đạt doanh thu thuần 385 tỷ đồng, tăng 31%. Lợi nhuận gộp ghi nhận 175 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái âm 8 tỷ đồng. Kết quả, công ty đạt mức lợi nhuận sau thuế 186 tỷ đồng, trong khi quý 3 năm 2020 lỗ 21 tỷ đồng. 

Trong 9 tháng đầu năm, VOSCO đạt doanh thu 964 tỷ đồng, tương đương năm ngoái. Nhưng lợi nhuận ròng thu về 409 tỷ đồng so với khoản lỗ 139 tỷ đồng. 

Kể từ đầu năm, đội tàu của VOSCO hoạt động ổn định. Công ty cho biết đã nỗ lực tận dụng các cơ hội của thị trường để tăng doanh thu cải thiện kết quả kinh doanh. 

Khi mà thị trường vận tải tăng trưởng từ cuối quý 1, VOSCO đã ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu khô. Bên cạnh đó công ty áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát chi phí, cải thiện hiệu quả kinh doanh. 

Trong quý 3/2021, VOSCO đã tàu trần tàu dầu sản phẩm Đại An trong thời hạn 3 năm và chuẩn bị nhận bàn giao tàu dầu sản phẩm Đại Phú (cũng được thuê theo hình thức tàu trần) để tăng năng lực vận chuyển của đội tàu. 

Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy việc VOSCO đang hưởng lợi nhờ sự tăng trưởng của ngành vận tải biển, đến từ nhu cầu và giá cước tăng cao. VOSCO sở hữu nhiều nhất là tàu khô (8 chiếc), ngoài ra có cả tàu chở dầu (2 chiếc) và container (2 chiếc). 

VOSCO chính là đại diện tiêu biểu nhất cho những công ty thành viên của Vinalines (nay là VIMC) có quá khứ bết bát, đến nay gặp thời nhờ sự phục hồi của ngành sau đại dịch. 

Từng bị gọi là những “con tàu ma” lỗ nghìn tỷ suốt chục năm, nhiều công ty vận tải biển bất ngờ hồi sinh lãi lớn, cổ phiếu tăng gấp 9-10 lần - Ảnh 1.
 

Tương tự, CTCP Vận tải Biển Vinaship vận tài hàng hoá ven biển sở hữu đội tàu 8 chiếc cũng công bố lợi nhuận 69 tỷ đồng sau 9 tháng. Hai năm trước đó, 2019 – 2020, công ty này chỉ lãi khoảng 30 tỷ đồng. 

Đông Đô Marine sở hữu 6 tàu container báo lãi 6 tỷ đồng sau nhiều năm lỗ nặng. 

Những cái tên như VOSCO, Vinaship hay Đông Đô đã tận dụng tốt cơ hội để có lợi nhuận tốt. Tuy nhiên vẫn còn hai cái tên vẫn chưa thể thoát khởi "bóng ma" thua lỗ dai dẳng suốt hàng chục năm. 

CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (tên cũ: NOSCO - mã NOS) báo lỗ 111 tỷ đồng sau 9 tháng. Đây là công ty bết bát nhất nhất trên sàn với vốn chủ âm gần 4.300 tỷ do khoản lỗ lũy kế lên đến 4.500 tỷ.

Hay như CTCP Vận tải và Thuê tàu biển (Vitranschart) chuyên khai thác và cho thuê tàu với đội tàu 7 chiếc vẫn lỗ 100 tỷ đồng. Những cũng cần lưu ý rằng mức lỗ của hai công ty nói trên đã giảm đáng kể so với những năm trước. 

Từng bị gọi là những “con tàu ma” lỗ nghìn tỷ suốt chục năm, nhiều công ty vận tải biển bất ngờ hồi sinh lãi lớn, cổ phiếu tăng gấp 9-10 lần - Ảnh 2.
 

Điểm lại một chút trong quá khứ, số lỗ luỹ của các công ty thuộc VIMC kể từ năm 2012 thực sự gây choáng ngợp. 

Tính đến hết tháng 9/2021, NOSCO, Vitranschart và Đông Đô là ba đơn vị đã lỗ âm vốn chủ, lần lượt (-4.420 tỷ đồng), (-1.814 tỷ đồng), (-808 tỷ đồng). 

VOSCO và Vinaship dù cho vốn chủ vẫn dương, nhưng lỗ luỹ kế nặng lần lượt (-502 tỷ đồng) và (-149 tỷ đồng). 

Trên thị trường chứng khoán, trường hợp của VOSCO được giới đầu tư ví như "con tàu ma" trở về từ quá khứ hết sức tồi tệ. Tính từ cuối tháng 7 cho đến nay, cổ phiếu VOS đã tăng giá hơn gấp 3 lần từ vùng xấp xỉ 7.000 đồng mỗi cổ phiếu. Điều tương tự xảy đến với mã VNA của Vinaship, tăng giá hơn 2 lần từ vùng giá 17.000 – 18.000 đồng. 

Còn nếu tính từ đầu năm, hai cổ phiếu VOS và VNA tăng lần lượt 9 và 10 lần. 

Từng bị gọi là những “con tàu ma” lỗ nghìn tỷ suốt chục năm, nhiều công ty vận tải biển bất ngờ hồi sinh lãi lớn, cổ phiếu tăng gấp 9-10 lần - Ảnh 3.
 
Ngân hàng dồn dập báo lãi, vượt kế hoạch năm chỉ sau 9 tháng

Ngân hàng dồn dập báo lãi, vượt kế hoạch năm chỉ sau 9 tháng

Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021 liên tiếp được các ngân hàng công bố với nhiều số liệu khả quan, bất chấp những tác động tiêu cực do dịch COVID-19 gây ra.

Theo Nhịp sống kinh tế/CafeF

Một ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động, nhà băng nào đang trả lãi cao nhất?

Trong khi các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động, một số ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất kể từ đầu tháng 3 đến nay, thì Ngân hàng SCB bất ngờ tăng lãi suất trở lại.

Điểm tương đồng khiến ngân hàng Việt cẩn trọng sau khi ngân hàng Mỹ phá sản

Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không còn khả năng trả nợ thì giá trái phiếu xuống rất thấp, thậm chí là bằng 0. Đây là rủi ro cho các ngân hàng.

Đại gia thu mua gạo xuất khẩu đình đám một thời bị rao bán món nợ nghìn tỷ

Từng là doanh nghiệp 'điểm sáng' trong kinh doanh liên kết với nhà nông, Công ty Võ Thị Thu Hà rơi vào khủng hoảng dẫn đến khoản nợ ngân hàng tính cả gốc và lãi hơn 1.400 tỷ đồng không có khả năng trả.

4 năm, điện tái tạo ở Việt Nam phát triển 'thần tốc' như thế nào?

Giai đoạn 2017-2021, điện mặt trời và điện gió đã phát triển bùng nổ. Từ sau năm 2021 đến nay, điện tái tạo chững lại do chưa có chính sách rõ ràng.

DN bất động sản từng liên quan bà Nguyệt Hường huy động gần 10 nghìn tỷ trái phiếu

CTCP Bất động sản HANO-VID tại Hà Đông, Hà Nội trả lãi cho 182 lô trái phiếu tổng trị giá gần 10 nghìn tỷ đồng. Thời hạn của các lô trái phiếu này rất dài, 5-7 năm, hầu hết đều không có tài sản đảm bảo và Maritime Bank (MSB) là tổ chức lưu ký.

Tấm pin mặt trời ở Việt Nam có chất thải nguy hại không?

"Điều đầu tiên cần khẳng định là không phải tất cả tấm pin mặt trời đều được sản xuất từ các kim loại nặng", một nhà đầu tư nêu ý kiến.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3

Khối ngoại và các quỹ đẩy mạnh mua vào cổ phiếu Việt. Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh sau thông tin ông lớn CapitaLand đàm phán mua tài sản 1,5 tỷ USD của VHM… là các thông tin và sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3/2023.

Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Đảo chiều đi lên

Giá xăng dầu hôm nay (22/3) trên thị trường thế giới đảo chiều đi lên. Giá dầu Brent cán mốc 75 USD/thùng còn giá dầu WTI lên mức 69 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước hôm nay được áp dụng theo mức giá mới.

Giá vàng hôm nay 22/3: Vàng lao dốc dù USD giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 22/3 trên thị trường quốc tế lao dốc từ đỉnh 2.000 USD/ounce cho dù đồng USD cũng giảm mạnh. Những lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng lan từ Mỹ rộng ra khắp thế giới tạm thời lắng dịu.

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không nên tiếp tục đề xuất “quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn” trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tới đây.