Tục rước lửa lấy may đêm giao thừa ở xứ Thanh

Đúng thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới, người dân làng Động Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) ra đình làng đốt Đình Liệu, rước lửa về nhà lấy may.

Đình làng Động Bồng được xây dựng từ đời vua Gia Long thứ 10 (1812), thờ thành hoàng Tô Hiến Thành, vị quan thời Lý có tiếng chính trực, công minh, luôn giúp đỡ người nghèo.

Ở ngôi làng này, từ xưa đã có tục đốt Đình Liệu (đốt lửa) vào đêm 30 Tết. Tục này hiện nay ở tỉnh Thanh Hoá không có địa phương nào còn lưu giữ.

Ông Bùi Văn Lô (77 tuổi), Trưởng Ban nghi lễ làng Động Bồng cho biết, để đốt Đình Liệu vào thời khắc giao thừa, hàng năm vào tháng Chạp dân làng cử trai tráng lên núi Ba Trạc, Bái Bò, Đầu Voi... tìm cây đóm (loại cây có dầu rất dễ bắt lửa), chọn những đoạn cây vừa chắc vừa dẻo làm đòn gánh bó đóm lại đưa về. Sau đó, phơi đóm thật khô mới thu lại để chuẩn bị cho việc kết, bó, tạo dáng Đình Liệu (một con rồng lớn).

Đình Động Bồng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2001.

 Thông thường, vào thời điểm sau khi tiễn Táo quân lên trời, vào ngày 25 tháng Chạp, các trai tráng gom những cây đóm đã khô kết thành Đình Liệu có đường kính 50cm, chiều dài 9m, rồi đem đặt vào tòa đại đình. Đình Liệu được các cụ trong làng trông coi rất cẩn thận, không cho ai được đến gần.

Chiều 30 Tết, trai làng chia số người ra hai bên đều nhau, dùng những chiếc đòn kê đều tay chuyển đình liệu từ trong đình ra giữa sân đình.

Ông Bùi Văn Lô giới thiệu về Đình Liệu - Con rồng “khổng lồ” để đốt trong đêm 30 Tết.

 Trước khi đốt Đình Liệu, ở sân đình, dân làng tổ chức tế lễ, kính cáo trời đất, thần linh sông núi về dự lễ. Tiếp đó, trong hậu cung các cụ cao niên làm lễ tâu với thành hoàng xin ngài cho phép dân làng rước lửa đốt Đình Liệu đón chào năm mới.

Đúng thời khắc giao thừa, Đình liệu - con rồng “khổng lồ” bỗng chốc hóa thân thành ngọn đuốc rừng rực cháy sáng.

Đình Liệu được các cụ trong làng trông coi rất cẩn thận, không cho ai được đến gần.

Sau khi chứng kiến lễ đốt Đình Liệu ở đình, mọi người châm những bó đuốc mang theo lấy lửa rước điều may mắn đem về. Tới nhà, họ long trọng thắp hương từ nguồn lửa ấy để cáo tế với thổ công, gia tiên và sau đó nhóm bếp làm đồ cúng đầu năm, giữ lửa trong suốt những ngày Tết.

Cần gìn giữ nét văn hóa đặc trưng

Bàn thờ trong đình cũng là nơi ban nghi lễ làm lễ xin lửa để đốt Đình Liệu

 “Đêm giao thừa, cả Động Bồng như một hội hoa đăng, làm cho cả một vùng lấp lánh ánh sáng chụm lại rồi tỏa ra như những bông hoa. Người Động Bồng gọi là “hoa đuốc” linh thiêng.

Kể từ lúc giao thừa đến lễ hạ nêu (mùng 7 tết), những người trông coi đình và mỗi gia đình phải giữ ngọn lửa thiêng cẩn thận, không bị tắt. Giữ được ngọn lửa luôn cháy sáng thì người theo nghiệp khoa cử sẽ thông minh đỗ đạt, nhà nông làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, dân khang vật thịnh”, ông Lô cho biết.

Sau lễ đốt Đình Liệu, trong những ngày tết tụ họp dưới mái đình, dân làng Động Bồng tổ chức hát ru, hát đúm, hát đối đáp và các trò chơi dân gian: chơi đu, chọi gà, bơi thuyền… thu hút đông đảo mọi người tham dự.

Buổi chiều 30 Tết, ban nghi lễ sẽ làm các thủ tục (ảnh tư liệu).

Ông Vũ Văn Được, Chủ tịch UBND xã Hà Tiến chia sẻ, có thời gian tục đốt Đình Liệu bị mai một. Song với mong muốn gìn giữ văn hóa truyền thống, người dân địa phương đã khôi phục lại nhằm tỏ lòng thành kính và nhớ ơn cha ông đã mang ngọn lửa sưởi ấm lòng người, xua tan bóng đêm. Đốt Đình Liệu đến nay đã là lễ hội truyền thống của người dân địa phương không thể thiếu được trong thời khắc giao thừa.

Đúng giờ khắc giao thừa, Đình Liệu được đốt, người dân sẽ dùng những bó đuốc xin lửa về nhà (ảnh tư liệu).

 Bà Phan Thị Lan, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hà Trung cho biết, đình Động Bồng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2001. Tuy nhiên, thực tế đình Động Bồng và lễ tục gắn liền với đình chưa được quan tâm gìn giữ đúng tầm của một di tích cấp quốc gia.

“Để gìn giữ lễ tục đặc sắc này, tới đây UBND huyện sẽ tăng cường phối hợp với các cấp, ngành để tổ chức, khôi phục lại tục đốt Đình Liệu quy mô hơn, làm điểm nhấn của địa phương”, bà Lan cho biết.

Lê Dương

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !