Tự làm mứt Tết, nàng dâu "lấy điểm" với nhà chồng

Tết đang cận kề cũng là lúc chị em ríu rít truyền nhau những bức ảnh, công thức tự làm các thức quà đãi khách đến nhà, trong đó các món mứt được quan tâm nhiều nhất.

Sợ mứt bẩn lắm rồi!

Như nhiều bà mẹ khác, chị Hoàng Ly (Gia Lâm, Hà Nội) là người đặc biệt chú trọng đến ăn uống vệ sinh, nhất là khâu an toàn thực phẩm. Chính bởi thế nên những ngày cận tết này chị lại càng không thể không đích thân xuống bếp để chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết cho gia đình. Món mứt được chị ưu tiên hàng đầu vì chồng con, người thân trong nhà đều rất thích.

Tự làm mứt Tết, nàng dâu

Chọn được khế ngon mới làm được mứt khế ngon

Chị Ly cho biết, không phải chờ đến một, hai năm gần đây rộ lên trào lưu tự làm mứt Tết mà chị đã làm các món này từ hồi còn chưa lấy chồng, đến nay cũng ngót nghét gần 20 năm. Tết năm nào nhà chị cũng rất xôm tụ với đủ loại mứt tết, đủ loại màu sắc như: mứt dừa, mứt bí, mứt cà rốt, mứt khế, mứt sấu, mứt gừng…

Trong các loại mứt kể trên, theo chị Ly, khó nhất là làm mứt khế vì đòi hỏi nhiều công đoạn nhất, nhất là khâu chọn khế. “Khế để làm mứt không phải là khế chua, cũng không phải khế ngọt mà phải là loại quả có vị duôi duổi, vừa chua vừa ngọt thì làm mứt mới ngon”, chị Ly chia sẻ bí quyết của riêng mình.

Cũng theo chị Ly, nhà chị rất may mắn là có vườn khế ở Đông Dư, Gia Lâm, lại đúng loại khế thích hợp để làm mứt, nên từ tháng 9, tháng 10, khi trời vẫn còn nắng hanh, chị thường trẩy khế, rửa sạch và phơi khô rồi cất để dành đến rằm tháng Chạp thì lấy ra để làm mứt Tết.

“Nhiều chị em nhà không có khế thường mua khế đã phơi khô sẵn có bán ở chợ Đồng Xuân. Tuy nhiên, khế khô bán sẵn này thường là khế ngọt, khi xào sẽ không ngon vì thiếu vị chua. Hay mua phải khế chua thì phải xử lý rất nhiều công đoạn để giảm bớt độ chua của khế mới làm mứt được”, chị Ly cho hay.

Chị Ly cũng cho biết thêm, như mọi năm, chị thường chuẩn bị nguyên liệu để làm các loại mứt từ trong năm như khế, sấu. Và cứ từ Rằm trở ra là chị bắt tay vào làm các món mứt. “Làm từ Rằm là thời gian vừa phải, không quá muộn vì các nguyên liệu đều có sẵn, chỉ cần ngâm tẩm và xào là có một mẻ mứt ra lò thơm ngon hấp dẫn cho dịp Tết”, chị Ly tâm sự.

Năm nay cũng không ngoại lệ. Chị Ly vẫn tiếp tục làm mỗi loại mứt một ít, vừa để tiếp khách trong nhà, vừa biếu họ hàng nội ngoại những món mứt tự tay làm, vừa ngon, vừa sạch, vừa an toàn. 

Ngay lúc chia sẻ với chúng tôi, chị cũng hồ hởi khoe, từ đầu mùa đông, có ông em rể từ Sơn La ôm xuống cho chị một bó lá cẩm, chị đã cất để dành để làm mứt dừa. Theo chị Ly, cái độc đáo của món mứt dừa là có thể kết hợp với rất nhiều rau, củ quả để cho màu sắc bắt mắt như lá cẩm có màu tím, lá nếp cho màu xanh, củ dền màu đỏ, cà rốt màu cam… vừa có mứt dừa ngũ sắc mà không làm hỏng vị đặc trưng của dừa. 

Tự làm mứt Tết, nàng dâu

Mứt dừa là loại phổ biến được chị em ưa chuộng hơn cả

Tết - Dịp khoe tài nội trợ

Từ một, hai năm trở lại đây, phong trào tự làm mứt đón Tết bỗng nhiên nở rộ và ngày càng phát triển, lan rộng từ chị em công sở đến các bà nội trợ, từ các thành phố lớn về địa phương… Với cách làm không quá cầu kỳ, không tốn nhiều thời gian nên rất nhiều chị em đã tích cực hưởng ứng phong trào mứt “handmade”.

Dễ có mứt dừa, mứt bí, mứt cà rốt, khó có mứt khế, mứt gừng, sấu ngâm, quất ngâm, độc và lạ có mứt kiwi... Tuy nhiên, cũng chỉ cần dành một chút thời gian, một chút công sức là đã có những món mứt ngon cho Tết mà lại tiết kiệm hầu bao. 

Bạn Hoài Vân (Bắc Giang) cho biết, năm ngoái đến nhà một người bạn chúc Tết, được bạn mời thưởng thức món mứt dừa cà phê tự làm thấy ngon và ấn tượng nên cô đã hỏi cặn kẽ cách làm. Được bạn chỉ bảo rất nhiệt tình, Vân đã thử mẻ mứt dừa đầu tiên khá là ổn. 

Vân coi đó là lần thử nghiệm để Tết này cô sẽ tiếp tục vào bếp trổ tài món mới học được này. “Tự tay làm được một món mứt ăn Tết mình thấy vui và rất ý nghĩa. Với bản thân mình biết thêm được một món và nâng cao tay nghề nội trợ. Nhưng đây cũng là cơ hội tốt để khoe tài đảm đang với chồng và bố mẹ chồng”, Vân thẳng thắn bày tỏ.

Cùng chung quan điểm với Vân, bạn Hoàng Hà (Nam Định) cũng đang học vài món mứt đơn giản để “đánh dấu” cái Tết đầu tiên về làm dâu nhà chồng. “Nhà chồng em ở quê nhưng mẹ chồng em rất coi trọng con dâu là phải đảm đang, tháo vát và phải biết nội trợ. Em không biết làm các món như giò, muối hành, cũng may thấy các chị cùng cơ quan rủ nhau làm mứt nên em cũng tranh thủ học vài món đơn giản để “lấy lòng” mẹ chồng”, Hà tâm sự.

Hà cũng cho biết thêm, thấy các chị cơ quan bảo dễ nhất là làm mứt dừa, cô cũng bắt tay thử làm và cũng rất thành công. Điều này thôi thúc cô tiếp tục thử nghiệm với mứt bí, mứt cà rốt. “Làm được một món thành công, em cũng đủ vui rồi. Hơn nữa, tự tay mình chuẩn bị đón Tết, nhất là cái Tết đầu tiên ở nhà chồng, em càng thấy vui hơn nữa”, Hà háo hức khoe.

T.Huyền

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Đang cập nhật dữ liệu !