Đạo đức báo chí thời internet: Nhanh nhưng đừng ẩu

Phải chăng truyền thông thời internet đang phải chịu áp lực “nhanh-nhanh hơn nữa”? Đây có từng là nỗi ám ảnh của báo chí trước kia hay chỉ là câu chuyện của báo chí ngày nay? Và cuộc đua này đang dẫn báo chí đi đâu?

Đây là những trăn trở của Jeffrey Seglin, nhà báo kiêm giảng viên trường Đại học Havard  về vấn đề đạo đức báo chí trong thời đại internet. Những ý kiến của Seglin được đăng trên tờ BBC. 

Đạo đức báo chí thời internet: Nhanh nhưng đừng ẩu - ảnh 1

Áp lực đưa tin nhanh trong thời đại internet có thể đang đe dọa tính xác thực của báo chí (ảnh minh họa)

Trong báo chí, áp lực phải lên tin nhanh hơn kẻ khác là “vấn đề muôn thủa”, nhưng ngày nay, có vẻ như cuộc đua tốc độ đang ngày càng bị đẩy lên cao.

Năm 1963, khi tổng thống Mỹ John Kennedy bị ám sát, Frank McGee và Chet Huntley của đài NBC đã phải hội ý trước khi đồng ý cho Robert MacNeil có thể đưa tin trực tiếp về tòa soạn qua điện thoại. Khi đó, McGee đã phải nhắc đi nhắc lại rằng việc cực kỳ quan trọng là phải đưa tin chính xác cho dù thông tin lúc đó vô cùng hỗn loạn và gấp gáp.

Ngày nay, có nhiều sự kiện, người ta đã lấy tin bằng cách “lướt” mạng xã hội. Những cập nhật trên Twitter qua các hình ảnh, video, nội dung ngắn được chia sẻ của “những người đang có mặt tại hiện trường” được chuyển thành “tin nóng”.

Đã có nhiều bài học về việc làm báo theo các nguồn tin không kiểm chứng này, điển hình nhất trong năm 2013 là việc đưa tin vụ đánh bom Boston Marathon.

Rất nhiều báo đài có vẻ như đã “tận dụng” thái quá nguồn tin từ Twitter để rồi cuối cùng rối loạn vì những thông tin không chính xác. Những bức ảnh với những chú thích sai, những con số thương vong trồi sụt không ngừng vì thiếu nguồn tin đã được kiểm chứng.

Công nghệ đã giúp ích rất lớn cho tốc độ đưa tin, nhưng có vẻ như, lạm dụng công nghệ đang khiến cho việc đưa tin báo chí đi lệch khỏi tôn chỉ quan trọng nhất: tính xác thực.

Nhanh, ở một khía cạnh nào đó, không phải lúc nào cũng là tốt

Một vấn đề khác cũng liên quan đến công nghệ số thời hiện đại, đó là tốc độ lan truyền thông tin thất thiệt nhanh đến mức không kiểm soát nổi.

Nếu một tòa soạn đưa ra một thông tin sai rồi sau đó, họ có thể sửa lại trên ấn bản điện tử mà “không để lại vết tích gì”. Nhưng trước khi họ kịp sửa, thông tin sai lệch kia đã lan truyền đi tận đâu thì có trời mới biết.

Sai lầm, sơ xuất trong nghề nghiệp nào cũng vậy, là điều không thể tránh khỏi. Điều đáng nói đối với báo chí ngày nay là sự lơ là, quên đi tầm quan trọng của việc phải xác minh thông tin và tuân thủ các nguyên tắc báo chí một cách nghiêm túc, có đạo đức mới chính là thủ phạm của việc đưa tin sai lệch.

Báo chí có trách nhiệm phải cố gắng để xác minh và khẳng định tính xác thực của nguồn tin mà họ được cung cấp trước khi chuyển đến độc giả. 

Trong quá khứ, từng có một câu nói vui rằng: “Nếu mẹ bạn nói rằng “mẹ rất yêu con”, phải kiểm tra lại ngay”. Câu nói ấy chưa bao giờ đúng với báo chí như ngày nay.

Áp lực phải đưa tin thật nhanh chóng, cho dù đó có là những thông tin chưa được kiểm chứng, không thể được coi là một cái cớ để những tin tức thất thiệt tràn lan trên các phương tiện truyền thông.

Đó chỉ có thể coi là một sự xuống cấp của đạo đức báo chí

Nếu như một hãng tin, tờ báo nào đó đưa tin vừa nhanh vừa chính xác, họ xứng đáng được tôn vinh. Nhưng nếu chỉ vì cuộc đua tốc độ mà một cơ quan báo chí đưa những thông tin không kiểm chứng, thiếu chính xác, họ đang chính tay dần hủy hoại đi danh tiếng và hình ảnh của mình.

Năm 2013, giải thưởng Pulitzer ở hạng mục Breaking News là một minh chứng cho câu chuyện “đạo đức báo chí thời đại internet” này. Tờ Boston Global, một tờ báo địa phương, đã vượt qua hàng loạt ông lớn truyền thông nước Mỹ để dành giải Pulitzer danh giá vì đưa tin nhanh, chính xác, đầy đủ và ấn tượng về sự kiện Vụ đánh bom Boston Marathon.

Nếu một hãng tin được biết đến rộng rãi cả vì đưa tin nhanh và vì đưa tin thiếu xác thực, trước sau gì họ cũng sẽ trở thành một hãng tin “ít được biết đến” hoặc được biết đến nhiều vì … tiếng xấu.

Báo chí sẽ vẫn luôn luôn phải chạy đua về thời gian xuất bản nhưng các nhà báo cần nhớ rằng việc có được nguồn tin chính xác quan trọng hơn nhiều so với việc đưa tin sớm nhất. Hãy cân nhắc vì lợi ích lâu dài, bởi người xưa đã có câu chớ đừng "ăn xổi, ở thì".

Lê Hương (lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !