"Bắt mạch" thị trường sách cũ

Những người kinh doanh sách cũ đa phần hoạt động tay ngang, xuất phát từ đam mê và lòng yêu sách. Giá trị của sách cũ nhiều khi chỉ tương đương giá bán giấy vụn, nhưng không ít cuốn được bán với mức giá hàng triệu đồng, thậm chí hàng nghìn USD

Kinh doanh kiểu "tay ngang"

Trao đổi với phóng viên Infonet, bà Đào Quế Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alphabooks) cho biết: "Sách cũ có nhiều dạng gồm sách cổ, sách xưa, sách đã xuất bản cách đây hàng chục năm nhưng chưa tái bản, và có cả những cuốn sách mới qua vòng đời 3 – 6 tháng nhưng đã được nhà xuất bản đưa vào diện sách cũ để tiếp tục chào đón sự ra đời của những cuốn sách mới khác... 

Nhu cầu tìm mua sách cũ trên thị trường hiện nay khá cao. Có người tìm mua sách để phục vụ công việc, có người tìm mua sách chỉ để sưu tầm. Nếu không có thị trường sách cũ thì họ rất khó tìm được những cuốn sách đáp ứng nhu cầu của mình, đặc biệt là dạng sách khoa học kỹ thuật, sách chuyên ngành có số lượng bản in thấp, giờ trở thành hàng hiếm trên thị trường. Một minh chứng điển hình là tại Đại hội Sách cũ Hà Nội lần thứ 3 vừa diễn ra tại trụ sở Alphabooks 176 Thái Hà trong 2 ngày 29 - 30/8/2015, dù trời luôn dọa mưa nhưng lúc nào cũng chật khách".

Nhu cầu tìm mua sách cũ trên thị trường hiện nay khá cao. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong khi đó, nguồn cung sách cũ thường chỉ là những cá nhân say mê sách, từng bỏ rất nhiều tâm sức để tìm kiếm những cuốn sách cũ cho mình, rồi đến một lúc nào đấy thấy tiềm tàng khả năng kinh doanh thì đứng ra lập những cửa hàng sách cũ lưu động nhỏ trên mạng hoặc cửa hàng bán trực tiếp cho những người có nhu cầu. Hoạt động kinh doanh sách cũ đa phần có tính bột phát, không đứng dưới sự quản lý của một doanh nghiệp hoặc cơ quan chủ quản nào.

"Một số trang bán sách trực tuyến quốc tế như Amazon rao bán nhiều phiên bản sách khác nhau cho cùng một tựa sách, chẳng hạn sách bìa cứng, sách bìa mềm, sách đã qua sử dụng... Những trang bán sách trực tuyến của Việt Nam chưa có điều này. Ví dụ như Vinabook, Tiki... chỉ bán sách mới, không thấy rao bán sách cũ, sách đã qua sử dụng. Nên chăng các nhà kinh doanh sách của Việt Nam lưu ý và triển khai thêm hoạt động bán cả sách cũ và sách mới cho cùng một tựa sách để người mua có thêm lựa chọn phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình", bà Đào Quế Anh khuyến nghị.

Theo tìm hiểu của Infonet, "điểm mặt" những địa chỉ cung cấp sách cũ tại Hà Nội được nhiều người tìm đến mỗi khi có nhu cầu mua sách cũ thì thấy có: Sách cũ Chiến, Sách cũ Hà Thành, Sách cũ Hà Nội, Sách vì dân, Sách truyện vỉa hè, Sách cũ Bạch Mai, Sách cũ Điền, Nhà sách Thiệu Hải, Nhà sách Thái Hà, Nhà sách Thanh Hải, Nhà sách Thanh Nhàn, Catlan Books... Còn ở TP. HCM thì có Nhà sách Lan Anh, Nhà sách Kỳ Thư, Bán sách mua kem...

"Hầu hết các nhà cung cấp sách cũ đều hoạt động theo kiểu "tay ngang". Mục đích bán sách của họ là muốn tạo cơ hội và cầu nối cho những cuốn sách tốt gặp được những người cần sách, yêu sách", bà Đào Quế Anh cho biết.

Việc kinh doanh sách cũ không chỉ đòi hỏi niềm đam mê sách mà còn yêu cầu những người chấp nhận cuộc chơi phải có nhiều thông tin và phải dám chịu rủi ro.

"Có những người kinh doanh sách cũ phải "ôm" cả gói hàng thanh lý của thư viện gồm hàng chục tấn sách, dù giá bán tương đương với giá bán giấy vụn, nhưng tính tổng tiền đầu tư cũng lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Sau đó lại phải ngồi lọc từ hàng chục tấn sách đó để tìm ra những cuốn có thể quay vòng, số còn lại thì tiếp tục bán lại cho những người buôn phế liệu, đồng nát. Công việc này không hề đơn giản. 

Mặt khác, những người kinh doanh sách cũ cũng cần phải thạo tin để biết được nơi nào chuẩn bị thanh lý sách, bán sách cũ. Sau khi có được nguồn sách, lại phải chấp nhận "om" vốn để chờ người đến mua những cuốn sách cũ đó. Việc gom sách cũ cũng giống như việc săn tìm đồ cổ, nhiều khi bạn chỉ nhận được mấy món đồ lạc xoong không đáng giá, nhưng cũng rất nhiều dịp, thực sự người tầm sách đã khai trúng mỏ vàng. 

Tuy nhiên, việc đầu tư này khá mạo hiểm vì sách vở là loại vật liệu dễ cháy hoặc dễ hỏng khi ẩm mốc, đặc biệt là với những bản sách xưa, đã có tuổi đời hàng chục, thậm chí trăm năm. Giấy cũ ố màu, mất chữ.... Nhìn chung, công việc kinh doanh sách cũ khá vất vả và mất nhiều công sức. Nếu không có niềm đam mê sách thì khó có thể làm được", bà Đào Quế Anh phân tích.

Bất ngờ sách cũ được bán với giá nghìn USD

Cách thức săn tìm sách cũ truyền thống là tìm đến những khu phố sách cũ như đường Láng (Hà Nội), Trần Huy Liệu, Trần Nhân Tôn (TP.HCM)... Và những năm gần đây, ngày càng phổ biến việc tìm kiếm sách cũ trên mạng, đặc biệt là tham gia những diễn đàn như Sách xưa, Kỳ thư quán, Nhà sách Sông Hương...

Giá bán sách cũ đa phần tùy thuộc vào sự định giá của nhà cung cấp, người bán sách và nhu cầu của thị trường. Không ít người bán sách tùy tiện kê giá lên cao chỉ vì nghe nói cuốn sách mình bán thuộc diện hiếm... Song, người mua giờ cũng rất thông minh, thường tham khảo kỹ trước khi quyết định mua sách để không bị "chặt đẹp".

Tuy nhiên, với những cuốn sách cũ, sách xưa không chỉ mang trên mình giá trị vật chất, tinh thần thông thường mà còn cả một bề dày lịch sử thì nhiều người mua sẵn sàng "chi đậm" để có thể tự hào trở thành chủ sở hữu, bổ sung vào khối tài sản tinh thần của mình.

Trên trang Facebook "Sách xuất bản tại Sài Gòn trước 1975", 2 cuốn sách này được bán với giá 900.000 đồng.

Dạo qua thị trường sách cũ trên mạng, giá bán của nhiều cuốn sách cũ cao hơn nhiều so với những cuốn sách mới. Chẳng hạn, truy cập trang Facebook "Sách xuất bản tại Sài Gòn trước 1975", đa phần sách cũ được giới thiệu và rao bán đều có giá hàng trăm nghìn đồng. 

Ví dụ như "Việt sử xứ Đàng trong 1558 – 1777" của tác giả Phan Khoang (bản fake) có giá 300.000 đồng; "Khảo luận Đoạn trường tân thanh" của Doãn Quốc Sỹ - Việt Tử do Nhà xuất bản Nam Sơn xuất bản có giá bán 300.000 đồng; "Dưới bóng vạn lý" của Pearl Buck - Lê Bá Kong dịch, do Ziên Hồng xuất bản có giá 400k; "Công giáo kháng chiến Nam Bộ 1945-54" -hồi ký của Lê Tiến Giang, sách in tại Pháp, được bán với giá 300.000 đồng; "Việt Nam vong quốc sử" của Phan Bội Châu, in tại Pháp năm 1972, có giá 300.000 đồng; 2 cuốn "Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam" của Phạm Duy và "Dân ca" của Phạm Duy có giá 900.000 đồng; "Có hề chi vàng một chút rêu rong", tập thơ của Phạm Nhuận, do Đồng Nội xuất bản tháng 2/1975 trên giấy trắng, đặc biệt có thêm phụ bản nhạc của Hồ Đăng Lễ - Ưng Lang, và phụ bản tranh của Đinh Cường - Tôn Thất Văn, có giá 450.000 đồng...

"Có nhiều cuốn đã và đang được bán với giá hàng triệu đồng, nhất là các sách in trước năm 1975, nếu in trước năm 1945 thì giá còn cao hơn nữa. Cá biệt, có những cuốn sách cũ được bán với giá hàng nghìn USD, chẳng hạn trong đó có hai quyển sách ảnh Annam-Tonkin và Cambodge của Pierre Dieulefils trị giá 5.000 USD trên thị trường sách cũ các nước", bà Đào Quế Anh cho biết thêm.

Có nhiều cuốn sách cũ vì giá bán quá cao, giới sưu tầm trong nước không "kham" nổi, nên đã đành ngậm ngùi để "chảy máu ra nước ngoài". Một trong những minh chứng điển hình là hồi cuối năm 2012, một nhà sưu tập ở TP.HCM ra giá 20 triệu đồng cho cuốn sách "Cours de caractères Chinois à l’usage des Français" của Trương Vĩnh Ký bản chép tay in thạch bản vào năm 1875. Không nhà sưu tập nào trong nước có khả năng mua lại cuốn này, cuối cùng, cuốn sách được liệt vào diện cực quý hiếm đó đã rơi vào tay một Việt kiều buôn sách ở Mỹ.

Bình Minh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !