Trung Đông sẽ yên bình hay thêm ‘khói lửa’ sau Hiệp định UAE và Israel?

Thỏa thuận hòa bình giữa UAE và Israel vừa qua đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cuộc đấu tranh giữa các cường quốc ở thế giới hồi giáo, một cuộc chiến không có hồi kết.

Mỹ quyết sử dụng ‘kế hoạch B’ để trừng phạt Iran

Mỹ quyết sử dụng ‘kế hoạch B’ để trừng phạt Iran

Mỹ được cho là sẽ khởi động kế hoạch B đơn phương trừng phạt Iran, đây là kế hoạch gây nhiều tranh cãi và có nguy cơ làm Liên hợp quốc rơi vào cuộc khủng hoảng mới.

Trong thế giới Hồi giáo, Saudi Arabia tuyên bố là trung tâm của người Sunni. Nghĩa ban đầu của “Sunni” là “Chính thống” hay “dòng chính”, người hồi giáo dòng Sunni được coi là những người thống trị thế giới Hồi giáo, chiếm gần 85% dân số Hồi giáo. Iran là trung tâm của người Shia, đây là một dân tộc thiểu số trong thế giới Hồi giáo, chiếm khoảng 15% dân số Hồi giáo, nhưng dòng Shia vẫn tồn tại được 1.000 năm.

Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về Hồi giáo Sufism, một nhánh nhỏ nhưng “bí hiểm” của thế giới hồi giáo, và Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực để trở thành trung tâm của chính trị Hồi giáo. Có thể nói, Saudi Arabia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tái hiện phiên bản “tam quốc diễn nghĩa” nhằm đạt được vị trí lãnh đạo của thế giới hồi giáo, nhưng không quốc gia nào thành công.

Từ lâu, Saudi Arabia được coi là trung tâm của thế giới Hồi giáo vì có dầu mỏ và “quyền sở hữu” Thánh địa Mecca, nhưng địa vị này đang bị lung lay bởi nhiều lý do. Wahhabi là một chủ nghĩa chính thống của người Hồi giáo dòng Sunni, nhấn mạnh đến sự mộ đạo và sự giản dị. Tuy nhiên, do những tác động từ việc “giàu lên nhờ bán dầu”, Saudi Arabia đã dần đánh mất tiêu chí giản dị của giáo phái Wahhabi.

Điều này làm khơi dậy sự tức giận của chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, ISIS là tổ chức đại diện cho lực lượng cực đoan này, phản đối mạnh mẽ hoàng gia Saudi Arabia và ngọn lửa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan thậm chí còn bùng cháy ở châu Âu và Mỹ. Từ vụ 11/9 đến một số vụ khủng bố Hồi giáo nổi tiếng ở châu Âu trong những năm gần đây, tất cả đều có thể bắt nguồn từ sự tức giận đối với Saudi Arabia. Dưới áp lực bên trong và bên ngoài, Saudi Arabia đã buộc phải hạ thấp chủ nghĩa Wahhabi, và điều này đã làm tổn hại danh tiếng Hồi giáo của Saudi Arabia.

Iran cũng là quốc gia với chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, nhưng đây là dòng Shia. Trước Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, Iran là nước đi đầu trong quá trình thế tục hóa, hợp lý hóa và tự do hóa thế giới Hồi giáo, đồng thời là “đứa con cưng” của châu Âu và Mỹ. Cuộc cách mạng Hồi giáo của Khomeini đã phá vỡ hoàn toàn ý đồ của châu Âu và Mỹ, nhưng Iran thực sự đã “thụt lùi” rất nhiều trên con đường của chủ nghĩa chính thống Hồi giáo và chủ nghĩa nữ quyền của Iran có thể là “đầu tàu” trong thế giới Hồi giáo.

Iran sau nhiều năm phát triển đã hình thành thế chống bao vây ngay trong lòng lãnh thổ của người hồi giáo dòng Sunni, từ miền nam Iraq, qua Syria, Lebanon đến Yemen và gây áp lực lớn lên Saudi Arabia. Trong số các quốc gia Hồi giáo lớn, Iran là quốc gia có “thành tích” cao nhất trong việc đấu tranh chống Mỹ và Israel, điều này cũng làm Iran gây dựng được “danh tiếng” trong thế giới hồi giáo, nhưng cũng vì vậy mà Iran là quốc gia khó khăn nhất trong số các quốc gia Hồi giáo lớn khi bị cả người Sunni lẫn Mỹ và châu Âu “đàn áp”.

Thổ Nhĩ Kỳ thì khác, nước này đã từng đi xa nhất trên con đường của chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa tự do trong thế giới Hồi giáo. Giờ đây, nước này đã trở thành tiên phong của chính trị Hồi giáo, điều này đã tạo ra những tác động sâu rộng.

{keywords}
Thổ Nhĩ Kỳ đang làm tất cả để có thể trở thành thủ lĩnh của thế giới Hồi giáo. Nguồn: ifeng.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo Hồi giáo chính thống với Saudi Arabia và Ankara có lợi thế đặc biệt trong vấn đề này. Trong thời đại của Đế chế Ottoman, Thánh địa Mecca là trung tâm tôn giáo, nhưng Istanbul là trung tâm chính trị của thế giới Hồi giáo. Tính hợp pháp của Saudi Arabia đến từ việc sở hữu Mecca, nhưng trong thời đại Hồi giáo chính trị, việc quản lý và phát triển quốc gia, ảnh hưởng chính trị và kinh tế quan trọng hơn.

Cuộc cạnh tranh giữa 3 nước trên đã diễn ra nhiều năm, nhưng do nhiều yếu tố mà không quốc gia nào thành công. Cuộc cạnh tranh này đã bước sang trang mới khi mà UAE và Israel ký kết hiệp định hòa bình. Ngày 14/8, UAE và Israel đã ký một hiệp định hòa bình. UAE là quốc gia Ả Rập thứ ba ký hiệp định hòa bình với Israel sau Ai Cập (năm 1979) và Jordan (năm 1994). Đây là một thắng lợi ngoại giao lớn của Israel, và cũng dược coi là thành công lớn của Tổng thống Mỹ Trump. Thậm chí có thể nói đây là thắng lợi ngoại giao lớn nhất kể từ khi ông Trump nhậm chức.

UAE dưới sự ủng hộ của Ai Cập đã phá vỡ thế cục “tam quốc diễn nghĩa” của thế giới hồi giáo, nguyên nhân do Thổ Nhĩ Kỳ không phải là ứng cử viên duy nhất cho vị trí lãnh đạo Hồi giáo chính trị, Ai Cập cũng có khả năng cạnh tranh với người Thổ.

Trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Palestine vẫn là tâm điểm của thế giới Hồi giáo, dưới ảnh hưởng của nhiều vấn đề, ủng hộ vô điều kiện dành cho Palestine thậm chí còn trở thành một tiêu chí mang “tính Hồi giáo”. Vấn đề Palestine đã trở thành gánh nặng chính trị, kinh tế và xã hội đối với khu vực Trung Đông, khiến các quốc gia khu vực này khó có thể thực hiện phát triển bình thường. Việc ký kết hiệp định hòa bình giữa UAE và Israel trở nên đặc biệt có ý nghĩa.

UAE và Saudi Arabia có mối quan hệ đặc biệt khăng khít, UAE cũng là quốc gia có mối quan hệ gần gũi nhất với phương Tây và UAE cũng ít sắc màu tôn giáo hơn các nước Trung Đông lớn. Trong khi vai trò của Saudi Arabia bị suy yếu, Iran thì vẫn bị gạt ra ngoài lề, UAE sẽ là nước có nhiều lợi thế để cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giành vị trí lãnh đạo của Hồi giáo chính trị. Ai Cập cũng là quốc gia ủng hộ nhiều nhất thỏa thuận hòa bình UAE-Israel trong thế giới Hồi giáo.

UAE vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ vấn đề Palestine. Lập trường của UAE về thỏa thuận hòa bình là Israel đồng ý từ bỏ vĩnh viễn việc chiếm giữ thêm đất của người Palestine ở Bờ Tây, cho nên UAE đồng ý với một thỏa thuận hòa bình. Nhưng quan điểm của Israel là Israel chỉ đồng ý với lệnh tạm hoãn, không phải là từ bỏ vĩnh viễn.

Đối với Israel, một thỏa thuận duy nhất không bao giờ có thể ngăn cản tốc độ của chủ nghĩa Phục quốc Do thái, và Bờ Tây là một phần không thể thiếu của "quê hương Do Thái". Với dân số đông và lãnh thổ nhỏ bé, Israel không thể từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để mở rộng lãnh thổ. Israel chỉ hứa đình chỉ việc mở rộng chứ không phải vĩnh viễn. Nhưng một thỏa thuận hòa bình luôn tốt hơn là việc phải giành giật lấy hòa bình. Miễn là các nước Ả Rập sẵn sàng ký một thỏa thuận hòa bình với Israel, Israel sẽ luôn vui mừng khi thấy điều đó xảy ra.

Đối với UAE, việc dùng một thỏa thuận để dừng việc Israel tiếp tục đánh chiếm Bờ Tây cũng là một thành tựu ngoại giao, UAE sử dụng phương pháp “bốn lạng đánh bại nghìn cân” giúp nâng cao uy tín của UAE. Giờ đây, trục UAE-Ai Cập có cơ hội trở thành một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được ở châu Âu, Mỹ và thế giới Hồi giáo.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cực lực lên án thỏa thuận này, nếu cả hai có thể đến được với nhau, dù chỉ là tạm thời, đây sẽ là một trở ngại lớn đối với Mỹ và Israel. Và một phiên bản mới của “tam quốc diễn nghĩa” lại tiếp tục xảy ra giữa trục UAE-Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ - Iran và Saudi Arabia. Syria và Lebanon, nơi Israel cần nhất các thỏa thuận hòa bình, họ vẫn chưa bày tỏ quan điểm về thỏa thuận hòa bình UAE-Israel.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !