Trúng đậm cá cơm

Không chỉ đạt sản lượng khai thác cao, mà kích cỡ, chất lượng cá cơm về cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đều rất tốt, nên giá bán cũng rất cao, ngư dân lời to sau mỗi chuyến biển.

Không khí tại cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng) sáng ngày 7/2 rất nhộn nhịp với hàng chục con tàu khai thác cá cơm đang lên, xuống hàng. Những kết, sọt cá cơm đầy ắp, tươi rói được đội bốc xếp nhanh chóng đưa lên khỏi khoang tàu để kịp đến nơi tiêu thụ.

Một thủy thủ tàu mang biển số tỉnh Bình Định nói át cả tiếng máy xay nước đá: "Tôi vô chuyến này là chuyến thứ hai rồi. Ngoài ngư trường đang nhiều cá lắm. Bởi vậy chuyến nào cũng được 600 - 700 giỏ (mỗi giỏ bình quân 18kg), trong khi thời gian đánh bắt (kể cả đi về) chỉ có 2 ngày".

Như vậy, tính ra mỗi chuyến biển chỉ 2 ngày là ngư dân đã có sản lượng cá cơm trên 10 tấn. Các tàu neo ở cảng, tàu nào cũng đã lên cả xe tải mà vẫn chưa hết hàng, mới thấy lộc biển đầu năm dồi dào đến chừng nào...

Trúng đậm cá cơm - ảnh 1

Mỗi con tàu về cảng đều đầy ắp cá cơm.

Ông Phạm Văn Hứa, Giám đốc Cảng cá Trần Đề, xác nhận: "Có tàu đi chưa đầy 2 ngày đã vô cảng với sản lượng từ 600-1.000 giỏ cá cơm.

Với sản lượng này, mỗi chuyến biển, ngư dân thu về từ 100 - 200 triệu đồng, vì giá cá cơm hiện nay lên đến 270.000 đồng/giỏ. Giá cá cơm năm nay cao là do cá đạt kích cỡ lớn, tươi ngon, đủ tiêu chuẩn để làm khô xuất khẩu".

Theo những ngư dân chuyên khai thác cá cơm, mùa cá cơm thường kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 8 hằng năm. Nhưng thời điểm trúng nhất tập trung từ tháng 1 đến tháng 3, sau đó ít dần trong tháng 4 - 5 và có sản lượng trở lại từ tháng 6-8.

Vùng đánh bắt chủ yếu từ Côn Đảo trở vào. Với ngư trường trên, cùng với thời gian đánh bắt ngắn, nên chi phí mỗi chuyến biển đánh bắt cá cơm là rất thấp.

Ông Nguyễn Đăng Luân, Phó Bộ phận điều hành Cảng cá Trần Đề, cho biết: Chỉ riêng ngày 6-2, có đến 28 tàu khai thác cá cơm cập cảng với tổng sản lượng khoảng 500 tấn.

Nhưng hầu hết đều là tàu của các tỉnh khu vực Nam Trung bộ, như: Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận... Đặc biệt, có một chiếc tàu của tỉnh Phú Yên chỉ sau 1 đêm đã đánh được 1.000 giỏ cá cơm, còn lại bình quân cũng được 500 – 600 giỏ.

Năm nay, mùa cá cơm đến sớm lại trúng mùa, nên gần như các cơ sở thu mua, sơ chế đều đi vào hoạt động.

Từ khi tuyến đường Nam sông Hậu được thông suốt, tàu đánh bắt cá cơm mới vào cảng Trần Đề và nghề sơ chế cá cơm mới phát triển tại đây vì dễ vận chuyển lên TP Hồ Chí Minh hay các tỉnh khác. Cá cơm sau khi hấp chín, phơi khô sẽ được lặt đầu và đóng gói để xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa.

Theo ông Quảng Đức Danh, Phó Giám đốc Cảng cá Trần Đề, chỉ mới khoảng 7 năm nay, các tàu khai thác cá cơm mới vô cảng Trần Đề.

Trước đó, chủ yếu họ bán ngay trên biển hoặc chạy về Bình Thuận hay Ninh Thuận tiêu thụ. Việc chọn Cảng cá Trần Đề là rất có lợi vì rất gần với ngư trường khai thác, giúp giảm được chi phí rất nhiều.

Sản lượng khai thác mỗi ngày lên đến hàng trăm tấn, nhưng việc tiêu thụ nhanh chóng, nhờ đội ngũ nậu vựa hùng hậu kể cả trong và ngoài tỉnh. Ông Quảng Đức Danh chia sẻ: "Tới mùa khai thác, đội ngũ thu mua từ các tỉnh đổ về cảng rất đông, nên ngư dân không lo chuyện tiêu thụ. Họ chỉ lo giá cao hay thấp và làm sao khai thác đạt sản lượng cao mà thôi".

Theo các cơ sở chế biến cá cơm trong khu vực cảng và dọc theo tuyến đường Nam sông Hậu, cá cơm ngoài thị trường xuất khẩu lớn là Malaysia, Trung Quốc… còn được các cơ sở chế biến thu mua, tẩm ướp gia vị làm thành phẩm tiêu thụ nội địa.

Riêng với loại có kích cỡ nhỏ hay chất lượng không tươi cũng được các nhà thùng thu mua để ủ nước mắm, nhưng với giá thấp hơn.

Những thông tin gần đây từ ngư trường đưa về cho thấy, không chỉ có nghề khai thác cá cơm trúng mùa, mà hầu hết các nghề khác như: nghề cào, lưới đèn… cũng đạt sản lượng rất khá.

Đối với ngư dân, thắng lợi ngay những chuyến biển đầu năm luôn rất quan trọng, báo trước điềm may cho một năm vươn khơi, bám biển.

Theo Báo Cần Thơ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !